Nghiên cứu mới: Thiếu ngủ liên tục sẽ dẫn đến loãng xương
Các nhà nghiên cứu cho rằng, một công việc theo ca hay yêu cầu di chuyển liên tục gây tình trạng lệch múi giờ ngăn bạn không có những giấc ngủ ngon, ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học và còn gây nên hiện tượng loãng xương ở những người trẻ.
Nghiên cứu cho thấy, việc mất ngủ hay thiếu ngủ ở những người trẻ tuổi sẽ làm giảm tới 27% P1NP - một chất trong máu giúp cấu tạo nên xương, còn với những người lớn tuổi hơn là 18%.
Việc rối loạn đồng hồ sinh học được định nghĩa là “Sự không đồng nhất giữa thời gian riêng của cơ thể và môi trường xung quanh gây ra bởi việc sinh hoạt ngắn hơn hoặc dài hơn thời gian 24 giờ”.
Ngược lại, mức độ của chất CTX giúp phục hồi xương vẫn giữ nguyên, nghĩa là trong trường hợp một đoạn xương bị gãy thì cơ thể sẽ không thể tự phục hồi một đoạn xương mới thay thế nó.
“Thay đổi sự cân bằng có thể gây ra việc thiếu dinh dưỡng ở xương và dẫn tới việc loãng xương, xương trở nên yếu giòn và dễ gãy” - Chirstine Swanson (Trợ giảng ở Đại học Colorada, Auora, Mỹ) nói.
“Các số liệu cho thấy, việc mất ngủ có thể gây suy giảm khả năng trao đổi chất ở xương nhiều nhất ở những người trẻ tuổi, khi xương đang ở giai đoạn phát triển” - Chirstine Swanson nói thêm.
Một nghiên cứu đã được trình bày ở Hội thảo thường niên Endocrine Society's lần thứ 99 ở Orlando. Đội ngũ nghiên cứu đã kiểm tra sức khỏe của những người bị mất ngủ cùng với tình trạng xương của họ.
Những người tham gia đã phải ở phòng nghiên cứu suốt 3 tuần và mỗi ngày họ phải ngủ sớm hơn so với một ngày trước đó. Việc đó khiến họ phải sinh hoạt trong “một ngày” có 28 tiếng.
Nhóm những người tham gia chỉ được ngủ 5 - 6 tiếng trong 24 giờ theo thời gian của những người làm ca đêm và những người bị mệt mỏi sau một chuyến đi dài. Và điều này đã ảnh hưởng tới tình trạng xương của họ.
DS. Hoàng Ngọc Hùng