Mỹ câm lặng trước thất bại của phiến quân ở Aleppo
Lực lượng phiến quân do Mỹ bảo trợ có dấu hiệu sụp đổ tại thành trì Aleppo, Syria. Đây được cho là cái giá mà Mỹ phải trả cho việc không kích “nhầm” làm 80 binh sĩ Syria thiệt mạng tuần trước.
Quân đội chính phủ Syria tiến đánh Aleppo |
Báo chí Trung Đông cho biết ngày 24/9, lực lượng Dân quân Palestine tình nguyện (Liwa al-Quds) đã tái chiếm thành công khu vực Trại tị nạn Handarat (thuộc Aleppo).
Việc nắm quyền kiểm soát trại Handarat đánh dấu bước tiến quan trọng đầu tiên trong chiến dịch tấn công tổng lực của quân chính phủ nhằm giành lại quyền kiểm soát Aleppo, điểm nóng giao tranh dữ dội nhất tại Syria thời gian gần đây. Trại Handara đối diện một trong những trục đường chính đi vào Aleppo, và do lực lượng đối lập chiếm giữ nhiều năm nay. Đại diện quân đội Syria xác nhận chiến dịch trên đã tiêu diệt một lượng lớn phần tử khủng bố. Đợt tấn công quân sự mới nhất vào Aleppo được xem là cuộc chiến trên bộ lớn chưa từng có trong 5 năm xung vừa qua đột ở Syria.
Đây có thể là chiến thắng “bước ngoặc” vì đây là khu vực phòng thủ kiên cường của phiến quân thánh chiến/nổi dậy do Mỹ bảo trợ. Liwa al-Quds (đôi khi còn có sự hỗ trợ của quân đội chính phủ Syria) trong 12 tháng qua thực hiện rất nhiều đợt tấn công vào Handarat nhưng vẫn không thắng được.
Hiện quân đội Syria và các đồng minh (Hezbollah, Dân quân Shia, dân quân Palestine) tấn công thành Aleppo theo 2 trục tây bắc và tây nam.
Trong khi đó, cũng trong ngày hôm qua, quân đội Nga đã triển khai một chiến dịch nhỏ nhằm vào phía bắc Hama, Syria. Theo đó, các máy bay chiến đấu đã liên tục không kích các tay súng của Lữ đoàn Fursan Al-Haq thuộc Tổ chức Quân đội Syria tự do (FSA) được phương Tây hậu thuẫn.
Ngoài ra, đây là khu vực tranh chấp giữa các lực lượng Hồi giáo cực đoan "ôn hòa" Jaish Al-Izza và FSA đến từ Idlib, đang chiến đấu cùng nhóm Jund Al-Aqsa. Được biết, 21 tay súng thiệt mạng trong vụ không kích đều đến từ Kafr Na-banh, một thị trấn ở trung tâm của tỉnh Idlib.
Về phía phiến quân thì có lẽ họ cũng chấp nhận số phận, bởi lẽ cả Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đều không có động thái gì. Sau vụ Mỹ tấn công làm chết 80 lính Syria, Nga bác bỏ mọi kế hoạch ngưng bắn mà Mỹ đề nghị. Có lẽ Nga muốn rằng Mỹ phải trả giá cho sai lầm (cố ý) của mình bằng việc phải làm thinh để quân đội Syria đánh chiếm thành Aleppo- khu vực có tính “biểu tượng” của phiến quân.
Qua đây, cũng thấy cách thức quen thuộc mà người Mỹ hay áp dụng. Cứ hễ phe thân Mỹ gặp thất thế thì họ lại vẽ ra kế hoạch ngưng bắn để câu giờ và tìm cách lật ngược thế cờ. Nhưng có lẽ người Nga cũng quá quen thuộc với kịch bản này.
Th.Long