9 cơ hội tiềm năng trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế
Không thể phủ nhận rằng, năm 2012 và hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính lớn nhất trong lịch sử đã gây ra những ảnh hưởng trên nền kinh tế toàn cầu vốn bị tổn thương từ trước.
Chính sự bất ổn tài chính này sẽ mang lại nguồn cơ hội cho các doanh nghiệp cổ phần cung cấp dịch vụ (SSO), nếu được sáp nhập với nhau, sẽ củng cố được giá trị cổ phần của mình trong giai đoạn phục hồi cũng như về sau:
1 – Mở rộng nguồn nhân lực hiệu quả
Cắt giảm nhân công – là vấn đề đang xảy ra tại chính những SSO cũng như các doanh nghiệp nói chung và chắc chắn sẽ còn tăng lên theo thời gian. Một nguồn nhân lực có kỹ năng, giàu kinh nghiệm với các kỹ năng thành thục chủ động trong công việc sẽ đổ vào thị trường lao động: tại thời điểm này chính là cơ hội cho chúng ta để lựa chọn những ứng viên sáng giá trước khi cuộc tranh giành thực sự bắt đầu.
2 – Kỳ vọng thấp hơn trong lương bổng
Năng lực sáng giá nhất sẽ phân vân về sự dư thừa lao động đang diễn ra để đưa ra những thỏa hiệp về mức lương vì họ biết rằng, có một hàng dài những người khác cũng đang mong chờ để đạt được vị trí mà họ có thể nắm lấy. Đây có thể là những điều kiện không tốt đối với những người thất nghiệp, nhưng đối với những SSO đang tìm cách giảm chi phí nhân công đó sẽ là lợi thế không thể phủ nhận.
3 – Giá trị của các vật liệu, đất đai giảm sút
Cuộc khủng hoảng cũng đã bắt đầu trong thị trường bất động sản và đem đến những ảnh hưởng sâu sắc – tuy vậy thông tin này lại là nguồn tin tốt cho những SSO nào (hay bất kỳ công ty đang tìm cách tiến hành đưa ra các loại hình dịch vụ) đang tìm kiếm khu vực cho trụ sở mới của mình. Các công ty sẽ tìm thấy cơ hội để giải quyết những nguồn chi phí xây dựng một cách hiệu quả.
4 – Những thỏa thuận có lợi hơn từ nhà cung cấp
Không chỉ có những nhà dịch vụ cảm thấy lo lắng, kể cả những người luôn gặp may mắn cũng sẽ cầm chừng cuộc chơi của mình và thắt chặt các khoản đầu tư. Đối với các nhà cung cấp trong những thị trường lớn như IT hay các thị trường tương tự khác sẽ sớm xuất hiện sự canh tranh gay gắt để chiếm ưu thế về đầu ra của sản phẩm. Chính vì vậy, việc đưa ra các mức giá và chi phí hợp lý ngay từ thời điểm ban đầu này sẽ hấp dẫn nguồn thu mua từ phía khách hàng và giúp các nhà cung cấp chiếm ưu thế của mình.
5 – Sự hỗ trợ nội bộ
Tuy rằng một số SSO có được sự ủng hộ tuyệt đối của các nhà đầu tư lớn trong công ty của mình, một số khác sẽ kém may mắn hơn. Thiếu hụt nguồn hỗ trợ của các nhà đầu tư là sự thất vọng thường thấy đối với các SSO và một yếu tố khác là sự dè chừng trong các hoạt động kinh doanh. Hiện tại với những áp lực nhằm giảm chi phí và tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp, sự ủy thác dành cho những SSO sẽ không tăng lên.
6 – Giá trị gia tăng: Dòng tiền mặt
Nguồn tiền mặt luôn luôn đóng vai trò quan trọng như một vị vua, hay một vị hoàng đế. Từng đồng xu lẻ sẽ được chú ý tới khi các ngân hàng khóa lại các khoản tín dụng cho vay. Trong thời điểm này sẽ không ai có khả năng tối đa hóa các nguồn vồn ít ỏi tốt hơn các SSO khi họ có thể phân bổ lại các khoản chi phí một cách linh hoạt.
7 – Thủ tục hành chính
Một nền công nghiệp mới đã được mở ra kể từ sự phát hành đạo luật kiểm toán Sarbanes-Oxley (một trong những luật căn bản của nghề kế toán, kiểm toán, được ban hành tại Hoa Kỳ năm 2002) và đạo luật mới đồ sộ này sẽ tạo nên lỗ hổng lớn khi các chi phí xử lý những quy tắc mới này tăng lên mạnh mẽ, ngay khi cuộc khủng hoảng vừa qua đi. Các SSO đã thành lập và phát triển các thủ tục hành chính sẽ có những lợi thế đáng kể khi mà các doanh nghiệp trên khắp các tỉnh miền Tây đang cố gắng đáp ứng với những thủ tục hành chính phức tạp.
8 – M&A
Đã có rất nhiều những thỏa thuận M&A (mua bán và sáp nhập) được công bố trong thị trường tài chính, một khi nền kinh tế chịu những ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng, điều tương tự sẽ tiếp tục xảy ra trên hầu hết các nền công nghiệp khác. Một lần nữa, các SSO có thể phát huy khả năng của mình: Không chỉ những hệ thống văn phòng hành chính cồng kềnh cần được sát nhập, mà một số những dịch vụ về nhà đất, nhân sự cũng như vô số các yếu tố khác liên quan đến mua bán và sát nhập, đang đóng vai trò chủ động trong các hoạt động M&A của công ty.
9 – Khoảng không gian
Những lo lắng về outsourcing (dịch vụ thuê ngoài) của hầu hết các SSO chắc chắn sẽ giảm xuống. Nhưng nói một cách châm biếm, chính sự khủng hoảng tài chính này lại trở thành cơ hội cho một số công ty. Những công ty đã tiến hành thỏa thuận outsourcing trước cuộc khủng hoảng có thể bị ảnh hưởng bởi những chi phí ban đầu đã đề ra: Trong một khoảng thời gian các hoạt động outsourcing buộc phải mang xem xét lại và trì hoãn, trong lúc công ty tìm kiếm nguồn vốn dự trữ cho cuộc khủng hoảng. Yếu tố này sẽ đem lại cho những SSO khoảng thời gian vừa đủ để xem xét và cân nhắc những chiến lược tăng nguồn thu đã nêu ra ở trên.
Không phải tất cả các SSO đều có thế chớp lấy được cơ hội này và cũng không có ý kiến chủ quan nào dám khẳng định tầm quan trọng của các SSO trong tương lai gần. Tuy vậy, nắm bắt được dù chỉ một trong 9 tiềm năng trên đây sẽ tạo ra được khoảng cách giữa việc chìm dần trong nền khủng hoảng hay có thể chiến đấu với nó và giành chiến thắng.
Quốc Thái (PVFC)