Kỹ thuật mới trong điều trị sỏi thận
Từ nay, những người bị sỏi thận, đặc biệt là sỏi to với kích thước hơn 2cm trở lên hoặc sỏi san hô có thể yên tâm không phải mổ mở nữa mà chỉ cần tán sỏi qua da, một kỹ thuật mới, tiên tiến, hiện đại vừa được Bệnh viện Đa khoa (BVĐK)Xanh Pôn thực hiện. Đây là kỹ thuật được đánh giá rất cao, vừa giúp bệnh nhân đỡ mất sức và đặc biệt không mất nhiều chi phí phục hồi sức khỏe.
Vỡ thận vì tán sỏi
Hiện nay, với chế độ sinh hoạt ít vận động, ăn nhiều đồ ngọt gồm bánh và nước giải khát cộng với nhịn tiểu… làm cho người bị sỏi thận ngày càng nhiều. Quá trình hình thành sỏi chính là sự lắng đọng những chất đáng lẽ có thể hòa tan trong nước tiểu, vì một lý do nào đó đã kết tinh, lắng đọng lại và tạo sỏi trong thận, tùy thời gian, vị trí và độ lắng đọng mà kích thước sỏi lớn nhỏ khác nhau. Sự di chuyển của sỏi được các bác sĩ Khoa Tiết niệu BVĐK Xanh Pôn cho hay, nước từ mạch máu ngấm qua tế bào thận, bài tiết nước tiểu qua ống thận vào lòng thận, theo ống bài tiết (niệu quản) xuống bàng quang và thoát ra ngoài. Sỏi hình thành, di chuyển ở bất cứ vị trí nào trên đường đi đó của nước tiểu và được gọi là sỏi thận, sỏi niệu quản hay sỏi bàng quang. Tuy nhiên, do cấu tạo của thận có nhiều ngóc ngách, khe kẽ mà độ lắng đọng lớn hơn khiến dễ bị sỏi hơn cả.
Bác sĩ Phạm Huy Huyên đang thực hiện kỹ thuật tán sỏi qua da cho bệnh nhân |
Do tính chất như vậy mà với những người bị sỏi thận mỗi lần mổ mở (để lấy sỏi) hoặc tán sỏi theo đường hầm lớn là một lần bệnh nhân “hao tâm tổn sức”, chi phí phục hồi sức khỏe, nguy cơ sang chấn rất cao như suy thận, nhiễm trùng, vỡ bàng quang, vỡ thận… Và mới đây BVĐK Xanh Pôn đã thực hiện phương pháp tán sỏi được đánh giá tiên tiến, hiện đại bậc nhất hiện nay, làm giảm tất cả những “điểm yếu” trên của kỹ thuật truyền thống.
Không đau, ít sang chấn
Theo bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Huy Huyên, Trưởng khoa Tiết niệu - BVĐK Xanh Pôn, người trực
Bác sĩ Phạm Huy Huyên: Bệnh nhân sỏi thận thường được phát hiện muộn với nhiều biến chứng, khiến cho việc điều trị khó khăn. Nếu phải mổ mở để lấy sỏi, bệnh nhân phải chịu đau đớn, bị chảy máu, ảnh hưởng sức khỏe. Vì thế, phương pháp tán sỏi qua da đường hầm nhỏ là một bước tiến vượt bậc trong điều trị sỏi thận. |
tiếp thực hiện kỹ thuật này, tán sỏi qua da là một phương pháp gồm 3 kỹ thuật phối hợp: nội soi, chọc dẫn ống lưu vào bể thận và tán sỏi bằng laser rồi đưa ra ngoài. Trước hết bệnh nhân được các bác sĩ đặt một ống sonde catheter niệu quản lên bể thận qua nội soi. Sau đó chuyển bệnh nhân nằm sấp rồi chích một vết khoảng 0,5cm ở vùng hố thắt lưng làm “cửa” của một “đường hầm được tạo sau đấy dưới sự hướng dẫn của siêu âm. “Điểm” đến cuối cùng của đường hầm chính là đài thận, nơi có sỏi. Đưa thiết bị nội soi qua đường hầm vào thận tán sỏi vỡ vụn thành những mảnh nhỏ và được một thiết bị bơm đẩy ra ngoài cơ thể. Một ca phẫu thuật được thực hiện chỉ trong thời gian khoảng 2 giờ.
Bác sĩ Phạm Huy Huyên đánh giá kỹ thuật này vượt trội hơn nhiều so với cách truyền thống là mổ mở hoặc mở đường hầm lớn (tùy theo kích thước của sỏi). Bởi nó ít gây sang chấn đối với thận (nội soi qua da), giúp bệnh nhân phục hồi rất nhanh chỉ 3-4 ngày là có thể xuất viện - bằng nửa thời gian nằm viện nếu mổ mở, lại đảm bảo thẩm mỹ do vết chích làm “cửa mở” vào đường hầm chỉ rộng 0.5cm bằng 1/2 vết mổ đường hầm lớn và đương nhiên nhỏ hơn nhiều vết mổ mở truyền thống. Tuy nhiên điều đáng nói hơn cả là kỹ thuật này có thể thực hiện với cả loại sỏi san hô và to hơn 2 cm trở lên - loại sỏi mà trước đây chỉ có thể mổ mở hoặc tán qua đường hầm lớn mới hết.
Không chỉ đảm bảo sức khỏe cho bệnh nhân mà kỹ thuật mới tán sỏi qua da còn bảo vệ ngay cả những bác sĩ trực tiếp phẫu thuật. Nếu như với cách tán sỏi truyền thống, bác sĩ phải sử dụng màn hình tăng sáng X-quang để nhìn rõ dẫn đến độc hại cho cả bác sĩ và bệnh nhân thì phương pháp mới dưới hướng dẫn của siêu âm rất an toàn.
Bác sĩ Phạm Huy Huyên cho biết: “Để thực hiện tán sỏi qua da nhất thiết phải cần 2 yếu tố: Thứ nhất, bác sĩ phải có thâm niên và kinh nghiệm về tiết niệu; Thứ hai, trang thiết bị phải hiện đại, đầy đủ nếu không việc thực hiện sẽ khó thành công”. Cũng chính vì điều kiện như vậy mà chỉ có các bệnh viện tuyến Trung ương và bệnh viện lớn mới thực hiện được. Hiện nay mới chỉ một vài bệnh viện thực hiện nhưng với chi phí rất đắt lên tới hàng trăm triệu đồng, trong khi tại BVĐK Xanh Pôn chưa đến 20 triệu đồng. Để có thể tiết kiệm chi phí như thế, bệnh viện đã có “sáng kiến” tận dụng một số thiết bị chuyên dụng hiện có để không phải đầu tư vì thiết bị này cực kỳ đắt, lên tới hàng chục tỉ đồng.
Bệnh nhân nào cũng thực hiện được
Hiện nay, tán sỏi qua da đã thực hiện được khoảng 70 ca và đều thành công, không xảy ra biến chứng, sang chấn… Theo bác sĩ Phạm Huy Huyên đối với bệnh nhân bị sỏi niệu quản (khúc nối bể thận niệu quản), sỏi thận đều có thể thực hiện phương pháp này.
Nói về nguồn gốc của ứng dụng kỹ thuật tán sỏi qua da tại Bệnh viện Xanh Pôn bác sĩ Huyên cho biết, rất tình cờ trong một lần dự hội thảo quốc tế về tiết niệu, ông đã chứng kiến các giáo sư Nhật Bản và Trung Quốc thực hiện kỹ thuật này với hiệu quả rất cao mà lại không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân. Ông đã tìm hiểu, nghiên cứu và quyết định ứng dụng linh hoạt kỹ thuật mới trên cơ sở điều kiện thực tế của bệnh viện để điều trị cho nhiều bệnh nhân mắc sỏi thận sau khi đã trao đổi, bàn bạc với lãnh đạo BVĐK Xanh Pôn và kết quả cho thấy rất hiệu quả.
Dù trong điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn, lại chưa có các trang thiết bị chuyên dụng hiện đại, nhưng việc mạnh dạn ứng dụng thành công kỹ thuật tán sỏi qua da bằng laser đường hầm nhỏ, có thể nói BVĐK Xanh Pôn đã rất năng động, sáng tạo và thực sự vì người bệnh.
Dấu hiệu bị sỏi thận: Đau đớn từng cơn, đầu tiên đau ở hai hố thắt lưng, rồi lan ra bụng, xuống bụng dưới và xuống đùi. Đó là do sỏi nút lại như nút chai, khiến nước tiểu không thoát ra được. Khi nước tiểu bị tắc ít hay nhiều sẽ tạo ra các cơn đau khác nhau. Đau một bên là do bị sỏi ở một bên thận và nếu bị sỏi cả hai thận thì người bệnh sẽ đau cùng lúc cả hai bên hố thắt lưng. Các cơn đau ở lưng khi bị sỏi thận hầu như khó phân biệt với các cơn đau của chứng bệnh khác. Vì thế khi bị đau lưng nên đi khám ngay để được bác sĩ chẩn đoán, nếu nghi bị sỏi thận thì cần được siêu âm, chụp X-quang để có thể điều trị kịp thời. |
Nguyễn Bách