Phạm Công Danh 'rút ruột' 5.190 tỉ đồng của VNCB như thế nào?
Phiên tòa khép lại tuần đầu xét xử bị cáo Phạm Công Danh cùng các đồng phạm đã “vỡ” ra trò… “diễn xiếc” với hàng ngàn tỉ đồng thường xuyên diễn ra tại Ngân hàng Xây dựng (VNCB).
Phạm Công Danh. |
Ngày 22/7, TAND TP HCM mở phiên xét xử các bị cáo trong vụ án Phạm Công Danh cùng đồng phạm gây thiệt hại cho Ngân hàng Xây dựng (VNCB) bắt đầu lúc 9h30. Phiên tòa bắt đầu với phần xét hỏi xung quanh sai phạm đầu tư vào hệ thống Corebanking mà Phạm Công Danh và các bị cáo đã gây thiệt hại 63 tỉ đồng.
Bị cáo Lê Công Thảo, Giám đốc Trung tâm công nghệ thông tin VNCB trả lời với HĐXX chỉ quản lý Công nghệ thông tin chứ không trực tiếp soạn thảo đề án nâng cấp hệ thống. Bị cáo Thảo không biết đối tác của VNCB là ai và việc thương thảo hợp đồng đề do Phạm Công Danh thực hiện.
Bị cáo Nguyễn Thị Kim Vân, Giám đốc Công ty Hương Việt trả lời các câu hỏi của HĐXX với trạng thái… ấm ức. Bị cáo Vân khẳng định không biết các hành vi của bị cáo Phạm Công Danh thực hiện. Bị cáo chỉ làm theo chỉ đạo của Danh và hưởng mức lương 7 triệu đồng/tháng.
Bị cáo Danh nhờ bị cáo Vân ký nhiều bộ hồ sơ với tư cách Giám đốc Công ty Hương Việt và cũng không biết đó là những hành vi phi pháp. Bị cáo đặt niềm tin vào Phạm Công Danh.
Bị cáo Hoàng Đình Quyết, Giám đốc VNCB chi nhánh Lam Giang khai, làm việc dưới sự chỉ đạo của Phạm Công Danh. Bị cáo có nhiệm vụ theo dõi việc mở các hợp đồng tiền gửi và quản lý các hợp đồng tại chi nhánh. Bị cáo Quyết nghe lời Phạm Công Danh do ngân hàng cần phải huy động vốn và gặp được các nhóm khách VIP. Bị cáo Quyết biết việc làm của mình là sai nhưng vẫn làm vì lợi ích của VNCB.
Trong phần xét hỏi vào chiều cùng ngày, bị cáo Quyết trả lời từng câu rành mạch liên quan đến khoản vay của bà Trần Ngọc Bích bằng phương thức cầm cố sổ tiết kiệm. Bị cáo Quyết nhận thức được VNCB đang gặp khó khăn do “hậu quả” từ Ngân hàng Đại Tín để lại.
Bị cáo Quyết gắn bó xuyên suốt với VNCB từ lúc còn là Ngân hàng Đại Tín nên chứng kiến được cảnh khách hàng đến rút tiền và không có để trả. Gặp những khách hàng VIP đến nộp tiền, bị cáo Quyết cũng như toàn thể nhân viên của VNCB đều ưu tiên và ưu đãi trả lãi ngoài quy định “trần” của Ngân hàng nhà nước lên đến 4%.
Bị cáo Quyết đã tiếp cận hồ sơ gửi tiền của bà Trần Ngọc Bích dưới các sổ tiết kiệm mang tên nhiều người trong gia đình. Nhiều người đã làm lại hợp đồng thế chấp và vay tiền của VNCB. Số tiền vay được chuyển vào tài khoản cá nhân của bị cáo Phạm Công Danh và một số người rồi mang đi trả nợ nhưng cũng không cần phải có chữ ký của chủ tài khoản.
Từ năm 2012, nhân viên ngân hàng làm theo chỉ đạo của Phạm Công Danh để làm hợp đồng tiền gửi, vay rút tiền của nhóm Trần Ngọc Bích với số tiền 5.190 tỉ đồng. Bị cáo Quyết khai, dòng tiền trên ban đầu xuất phát từ nhóm Trần Ngọc Bích gửi vào ngân hàng thông qua sổ tiết kiệm.
Sau đó, các sổ tiết kiệm được mang đi cầm cố và dòng tiền chạy qua bị cáo Phạm Công Danh.
Tại tòa, bị cáo Quyết thừa nhận có làm sai nguyên tắc do hồ sơ rút tiền không có các chữ ký của chủ tài khoản.
Ngày 25/7, HĐXX tiếp tục làm việc xung quanh việc bị cáo Phạm Công Danh chiếm đoạt tiền của nhóm Trần Ngọc Bích.
Phạm Công Danh và “đồng tiền quỷ ám” Phạm Công Danh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Xây dựng (VNCB) đã thực hiện những “cứ lừa ngoạn mục” để rút tiền trả nợ vay và tiêu xài cá nhân. Hơn 9.000 tỉ đồng đã “bốc hơi” bằng những cách thức đơn giản thông qua nhóm “liên minh ma quỷ” được gây dựng từ VNCB. |
Vì sao luật sư của Phạm Công Danh đề nghị 'giải mật hồ sơ'? Hồ sơ trong vụ án VNCB nếu được giải mật sẽ có những thông tin, tình tiết liên quan đang được các luật sư mong muốn phơi bày để làm sáng tỏ. |
[Chùm ảnh] Bắt đầu xét xử ‘đại án’ Ngân hàng Xây dựng Việt Nam Sáng 19/7, phiên tòa xét xử các bị cáo trong vụ “đại án” ở Ngân hàng Xây dựng bắt đầu được tiến hành. |
Hưng Long