Thượng tá Trần Quang Khải trở về trong vòng tay đồng đội
Rạng sáng 18/6, con tàu cứu nạn chở thi thể Thượng tá Trần Quang Khải tiến gần bờ. Dưới hàng tiêu binh, đồng đội ngậm ngùi đón anh trở về...
Theo dự kiến, con tàu cứu nạn sẽ cập cảng lúc 0h ngày 17/6, tuy nhiên sóng to, gió lớn đã khiến hải trình bị chậm mất hơn 5 tiếng.
Đến 5h sáng, con tàu mới tiến sát bờ nhưng không thể cập cảng vì nước thủy triều xuống thấp. Lực lượng cứu hộ phải dùng ca nô để đưa thi thể Thượng tá Trần Quang Khải được đưa lên bờ. Sau khi làm lễ, giữa hai hàng tiêu binh, đồng đội đưa anh từ chiếc ca nô, từ từ di chuyển lên xe ô tô và chở về Nhà tang lễ Quân khu 4.
Chiếc dù cùng một số vật dụng khác được đưa về cùng Thượng tá Khải. |
Nước thủy triều xuống quá thấp, tàu cứu nạn phải đậu cách cảng hơn 200 mét, lực lượng chức năng phải đưa ca nô ra chuyển tiếp.
Tàu về thời điểm thuỷ triều rút mạnh, lại gặp sóng to nên việc di chuyển gặp nhiều khó khăn.
Thi thể Tượng tá Khải được các đồng đội đưa lên khỏi tàu, sau đó đưa thẳng về Nhà tang lễ Quân khu 4, đóng tại Bệnh viện Quân y 4, xã Hưng Lộc, thành phố Vinh.
Hàng trăm người dân đã thức trắng đêm chờ đợi giây phút đưa thi thể phi công Trần Quang Khải vào bờ.
Cảng Hải đội 2, Biên phòng Nghệ An, nơi đón Thượng tá Trần Quang Khải trở về. |
Thượng tá Phi công Trần Quang Khải sinh năm 1971, ở thôn Tân Văn 2, xã Tân Dĩnh (Lạng Giang, Bắc Giang), cùng quê với Thiếu tá Nguyễn Hữu Cường.
Cả hai người cùng có mặt trên tiêm kích SU30 xuất phát từ sân bay Sao Vàng, Thọ Xuân, Thanh Hóa làm nhiệm vụ bay huấn luyện vào sáng 14/6. Khi bay trên bầu trời thuộc vùng biển Nghệ An thì SU30 mất liên lạc. Một ngày sau, ngư dân tìm thấy Thiếu tá Nguyễn Hữu Cường trôi trên biển.
Sau khi được quàn tại Nhà tang lễ Quân khu 4, Thượng tá Trần Quang Khải sẽ được Quân chủng Phòng không Không quân di chuyển ra Bắc và tổ chức lễ truy điệu theo nghi thức của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Khu vực phát hiện 2 phi công. |
Sáng 14/6, máy bay Su-30MK2 số hiệu 8585 cất cánh từ sân bay Sao Vàng (huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) thực hiện nhiệm vụ huấn luyện. Ít phút sau, lúc 7h29, tín hiệu từ chiếc tiêm kích biến mất trên vùng biển Nghệ An, gần khu vực đảo Mắt. Hai phi công trên chiếc Su-30MK2 mất tích đều dày dạn kinh nghiệm, gồm thượng tá Trần Quang Khải (43 tuổi, Phó trung đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Trung đoàn 923) và thiếu tá Nguyễn Hữu Cường (39 tuổi) Phó phi đội trưởng phi đội 1, Trung đoàn 923. Ngày 15/6, phi công, Thiếu tá Nguyễn Hữu Cường đã được tàu ngư dân ở Hà Tĩnh cứu và được tàu của lực lượng chức năng tiếp cận, đưa phi công Cường vào bờ. Trưa 16/6, máy bay CASA 212 mang số hiệu 8983 trong quá trình tìm kiếm tiêm kích Su-30MK2 gặp nạn đột ngột mất liên lạc. Trên máy bay có 6 sĩ quan và 3 quân nhân chuyên nghiệp. Vị trí máy bay rơi tạm xác định ở phía Đông đường phân định vịnh Bắc Bộ, cách 3 hải lý. Chiều tối cùng ngày, lực lượng tại thực địa đã vớt được một số mảnh vỡ của máy bay. |
Đưa thiết bị chuyên dụng để dò tìm hộp đen máy bay SU 30 Bước sang ngày thứ 3, có hơn 100 tàu cùng khoảng 1000 người đang dồn lực tìm kiếm Thượng tá phi công Trần Quang Khải và SU30 từ vùng biển Thái Bình vào đến Đà Nẵng |
Vụ máy bay Su-30MK2: Phi công được cứu kể lại phút lâm nguy Theo lời kể lại của Thiếu tá Cường thì cả 2 phi công đã kịp thời bung dù trước khi chiếc Su-30MK2 gặp nạn. “Chúng tôi bung dù để thoát khỏi máy bay, lúc đó tôi nhìn thấy anh Khải nhảy ra trước tôi cách chừng vài giây”. |
Thông báo về vụ máy bay Su 30 MK2 mất tích Theo báo cáo của Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Nghệ An, một ngư dân người Thanh Hóa đã phát hiện máy bay Su 30 rơi trên biển. |
Nhóm phóng viên