Muốn thoát khổ não, hãy học chữ ‘buông’...
Đời người càng đơn giản thì càng hạnh phúc. Đạo lý này không phải ai cũng hiểu. Con người trong cuộc sống sinh hoạt đời thường nếu như phó mặc giống như “nước chảy bèo trôi”, chỉ đi truy cầu hưởng thụ vật chất thì sẽ phải đối mặt với đủ loại áp lực về vật chất và tinh thần.
Hãy ghi nhớ 5 cái 'đừng' của cuộc đời để cuộc sống không còn vướng bận |
Người kiên nhẫn luôn có quà! |
Ghi nhớ 17 điều để cuộc sống tốt đẹp hơn |
Nếu trường kỳ sống trong cảnh như vậy sẽ khiến con người vô cùng khổ sở. Muốn đạt được cảnh giới thoải mái tự tại thì phải hiểu được mọi sự nên thuận theo tự nhiên, thuận lòng trời đừng chấp nhất truy cầu.
Có một câu chuyện như thế này
Trước đây có một nữ sinh trung học, bởi vì mẹ mất mà đau khổ đến mức không còn thiết sống. Mỗi ngày cô gái đều ngồi trong phòng, trong lớp học khóc lóc một cách thống khổ khiến ai nhìn thấy cũng thương cảm động lòng. Cô gái một mực đau khổ, ai khuyên nhủ cũng không nghe ra.
Một hôm thầy giáo chủ nhiệm trên lớp giảng bài đã lấy ra một chén nước và hỏi cả lớp: “Các em cho thầy hỏi, chén nước này nặng bao nhiêu?”
Học sinh ở dưới ai nấy đều nhao nhao bàn luận, người nói là 20g, người lại khăng khăng nói là 50g.
Thầy giáo lại nói tiếp: “Kỳ thực chén nước này nặng bao nhiêu cũng không quan trọng. Quan trọng là mọi người có thể cầm được nó trong bao lâu?”
Vì không thấy học sinh nào trả lời, thầy giáo lại nói tiếp: “Cầm một phút đồng hồ chắc hẳn ai cũng giữ được, không có vấn đề gì. Nhưng cầm nó trong một giờ chắc hẳn sẽ có nhiều người cảm thấy mỏi tay. Cầm nó trong cả ngày ắt hẳn mọi người sẽ bị mệt đến tê liệt mà ngã xuống. Kỳ thực, thầy rất đồng cảm với bạn nữ trong lớp chúng ta phải chịu khổ đau vì mất mẹ. Nhưng em đã khóc suốt hơn một tuần qua rồi, nếu như em cứ khóc mãi không ngừng như vậy, kết quả em sẽ ra sao đây?”
Nghe những lời của thầy giáo, nữ học sinh rốt cuộc đã tỉnh ngộ, lập tức ngừng khóc…
Sức nặng của một chén nước trước sau vẫn như vậy. Nhưng nếu cầm càng lâu thì sẽ cảm thấy càng ngày càng nặng nề. Cũng giống như vậy, con người khi đối mặt với mọi áp lực trong cuộc đời, nếu như không biết buông bỏ thì trong thời gian lâu dài sẽ bị những áp lực ấy đè sập.
Tương truyền, thời Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế. Một hôm có một vị người Bà La Môn vận dụng công năng, hai tay cầm hai chiếc bình hoa tiến đến dâng tặng Phật Thích Ca Mâu Ni. Phật Thích Ca Mâu Ni nói với vị người Bà La Môn rằng: “Buông!”
Vị người Bà La Môn này lập tức đặt chiếc bình hoa bên tay trái xuống mặt đất.
Phật Thích Ca Mâu Ni lại nói: “Buông!”
Vị người Bà La Môn kia lại đặt chiếc bình hoa bên tay phải xuống mặt đất.
Nhưng Phật Thích Ca Mâu Ni vẫn tiếp tục nói: “Buông!”
Vị người Bà La Môn cho rằng trên hai tay của mình đã không còn thứ gì cả liền hỏi lại: “Thưa ngài! Trên hai tay con đã trống trơn rồi không còn gì có thể buông được nữa. Vì sao ngài vẫn bảo con phải buông? Con thật không hiểu!”
Phật Thích Ca Mâu Ni lúc này mới giải thích: “Kỳ thực, ta cũng không bảo ngươi phải buông bình hoa kia. Điều ta muốn ngươi buông bỏ chính là lục căn (buông bỏ những điều mà mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý thức thấy), lục trần và lục thức. Bởi vì chỉ khi nào buông bỏ được những điều này, ngươi mới giải thoát được mình khỏi luân hồi sinh tử!”
Coi nhẹ ham muốn dục vọng thì sẽ đạt được sự thoải mái tự tại.
Trong mọi hoàn cảnh đều thỏa mãn thì sẽ tự đắc được niềm vui.
Buông bỏ chính là giải thoát.
Làm người kỳ thực không nên để tư tưởng quá phức tạp, chỉ cần có đủ trí tuệ đơn giản thì con đường đời sẽ rời xa thống khổ và bi thương!
N.D