Syria: Nga rút, Mỹ ra tối hậu thư
Cuộc khủng hoảng ở Syria càng lúc càng đi vào bế tắc do chiến sự leo thang ở khu vực Aleppo, trong khi 2 cường quốc hàng đầu thế giới là Mỹ và Nga và các phe phái được hai bên hậu thuẫn ở Syria vẫn chưa thỏa thuận được với nhau.
Nga rút chiến đấu cơ Su-25 khỏi Syria
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov hôm nay tuyên bố: Khoảng 30 máy bay chiến đấu của Nga đã được rút khỏi lãnh thổ Syria, trên lãnh thổ nước này chỉ còn một số máy bay cần thiết cho cuộc chiến chống khủng bố hiệu quả.
Trong 4 ngày mới đây, không quân Nga đã thực hiện 87 lần xuất kích để tấn công các cơ sở IS ở các tỉnh Raqqa và Deir ez-Zor, tài liệu quân đội Nga cho biết.
Ngoài ra, không quân Nga đã sử dụng máy bay tại khu dân cư Arak để hỗ trợ cuộc tấn công của lực lượng chính phủ và dân quân. Hôm qua (4/5), không quân Nga tiêu diệt 7 mục tiêu Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Khi được hỏi về tình hình tại khu vực Aleppo, ông lưu ý rằng vấn đề khó giải quyết nhất hiện nay là khó đạt được hòa giải do những kẻ khủng bố tấn công gần như hàng ngày vào các khu dân cư Aleppo và các vùng lân cận.
Trước đó, ông Konashenkov hôm 4/5 đã chỉ đích danh các phần tử khủng bố Mặt trận al-Nusra - nhóm phiến quân được Mỹ xếp vào diện “đối lập ôn hòa” ở Syria, đã tiếp tục khiêu khích, gây leo thang căng thẳng tại tỉnh Latakia và thành phố Aleppo, kết quả là “chế độ im lặng” bị cản trở.
“Do hậu quả các cuộc tấn công của al-Nusra trong khu Az zagra, cũng như pháo kích lớn vào các khu dân cư khác khiến nhiều dân thường thiệt mạng, “chế độ im lặng” ở Aleppo đã bị phá vỡ…” - ông Igor Konashenkov nói.
Ông lưu ý rằng hôm trước đó, Nga và Mỹ thỏa thuận với các lãnh đạo Syria và phe đối lập ôn hòa Syria tiến hành kế hoạch áp dụng “chế độ im lặng” 24-giờ ở Aleppo và vùng ngoại ô của nó, sau đó có ý định mở rộng thêm hai ngày.
Theo ông Konashenkov, các quan chức quân đội Nga và Mỹ hiện đang tiếp tục “tích cực thỏa thuận” với lãnh đạo của chính phủ Syria và các “phe đối lập ôn hòa” để làm sao tiến hành kế hoạch áp dụng “chế độ im lặng” tại Aleppo càng sớm càng tốt, cho biết.
Các lệnh ngừng bắn ở Aleppo và vùng ngoại ô thành phố này ban đầu dự tính kéo dài trong 24 giờ và sau đó sẽ được gia hạn thêm hai ngày.
Khung cảnh tang thương ở bệnh viện Al-Dabbit tại Aleppo sau trận pháo kích đêm 2/5 |
Các chiến binh phe nổi dậy đã triển khai một cuộc tấn công ở Aleppo đêm 2/5 và bắn tên lửa vào một bệnh viện. Vấn đề nghiêm trọng ở đây là các cuộc nổ súng này diễn ra đúng vào thời điểm vừa thực hiện lệnh ngừng bắn tạm thời theo một thỏa thuận được Mỹ và Nga khởi xướng ngày 27/2/2016.
Tổ chức giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) cho biết, các tên lửa của phe nổi dậy đã khiến 19 người trong lãnh thổ do chính phủ đang kiểm soát và một số lượng người chưa xác định tại bệnh viện al-Dabit thiệt mạng.
SOHR cũng cho hay, 279 dân thường đã thiệt mạng ở Aleppo do các đợt bắn phá từ ngày 22/4, trong đó có 155 người thiệt mạng tại các khu vực phe đối lập đang chiếm đóng, và 124 người thiệt mạng tại các quận chính phủ đang chiếm đóng.
Mỹ ra tối hậu thư cho ông Assad
Trong khi đó, sau cuộc họp khẩn với đại diện Liên Hiệp Quốc tại Syria và Ngoại trưởng Nga ở Moskva hôm 3/5, Ngoại trưởng Mỹ đưa ra tối hậu thư cho Tổng thống Bashar al-Assad và những lực lượng ủng hộ ông ở Moskva và Tehran.
“Thời hạn cho sự chuyển tiếp chính trị của Syria là ngày 1/8. Bây giờ đã bắt đầu tháng 5. Vì vậy, hoặc là có chuyện gì đó xảy ra trong vài tháng tới hoặc họ (lực lượng chính phủ Syria) yêu cầu một hướng đi khác”, ông Kerry nói với các nhà báo ở Bộ Ngoại giao Mỹ, theo AP ngày 4/5.
“Nếu ông Assad không thực hiện được điều này, sẽ có những hậu quả khôn lường, mà một trong số những hậu quả đó là sự sụp đổ hoàn toàn của thỏa thuận ngừng bắn và khi đó Syria sẽ quay trở lại với cuộc nội chiến đã kéo dài 5 năm qua. Tôi không nghĩ Nga muốn điều này” - ông Kerry cảnh báo.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry |
Theo ông Kerry, kế hoạch đang thực hiện ở Syria là làm sao đảm bảo một lệnh ngừng bắn có thể kéo lâu dài hơn và cố gắng tách các lực lượng đối lập khỏi dân quân - lực lượng không bị chi phối bởi thỏa thuận ngừng bắn và khó bị kiểm soát.
Ông Kerry cũng cho biết, Mỹ đang cố gắng xác định nhóm đối lập nào chịu trách nhiệm cho vụ pháo kích vào một bệnh viện ở Aleppo hôm 3/5, khiến hàng chục người thiệt mạng.
Ngoại trưởng Mỹ tái khẳng định Mỹ sẽ không chấp nhận một sự chuyển đổi ở Syria với sự ở lại của ông Assad.
“Nếu chiến lược của Assad là tìm cách cắt một phần Aleppo hay một phần đất nước, thì tôi tin chiến tranh sẽ không bao giờ kết thúc ở Syria", Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố.
Ông Kerry nhấn mạnh: “Chừng nào ông Assad còn tại vị thì phe đối lập sẽ tiếp tục chiến đấu với lực lượng của ông ta, bằng cách này hay cách khác”.
Đầu năm nay, Ngoại trưởng Anh Philip Hammond đã cảnh báo rằng Nga có thể sẽ cố trợ giúp ông Assad thành lập một nhà nước nhỏ ở phía Tây bắc Syria, bao gồm cả Aleppo. Tuy nhiên, Moskva đã mạnh mẽ bác bỏ ý tưởng này của London.
Nga rút toàn bộ cường kích Su-25 ở Syria về nước Ngày 4/5, hãng thông tấn TASS dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết, nước này đã rút khoảng 30 máy bay quân sự khỏi căn cứ quân sự Hmeymim, Syria trong đó bao gồm toàn bộ các chiến đấu cơ Su-25. |
Tổng thống Assad bất ngờ nhận tối hậu thư của Mỹ Ngày 4/5, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry bất ngờ đưa ra tối hậu thư cho Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Theo đó, thời hạn chót cho việc chuyển giao chính trị ở Syria là tháng 8 năm nay và ông al-Assad sẽ phải ra đi. |
Ai đang làm chủ cuộc chơi tại Syria? Cục diện Syria đang bị chi phối chính bởi các cường quốc, nhất là Mỹ và Nga. Theo giới phân tích, một khi hai nước trên chưa thống nhất được lợi ích, quốc gia Trung Đông này sẽ khó có được hòa bình. |
Linh Phương