Nghề ông truyền cháu giữ
Ngôi nhà nhỏ nằm khuất sâu trong hẻm cư xá Phú Bình, phường 5, quận 11, TP HCM. Nơi đây có một gia đình 3 thế hệ (cha, con, cháu) đã giữ được một nghề “làm lồng đèn truyền thống” do cụ nghệ nhân Nguyễn Văn Đoàn (84 tuổi) truyền lại.
Cụ Đoàn đã mang nghề làm lồng đèn từ làng quê Báo Đáp, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Cùng gia đình vào Sài Gòn năm 1954 đến nay, cụ có 5 người con mỗi người đều có gia đình riêng ở mỗi chỗ mỗi nơi nhưng đều sống bằng nghề làm lồng đèn truyền thống mà cụ Đoàn đã dạy từ thuở nhỏ. Năm nay sức khỏe của lão nghệ nhân đã yếu nhưng khi thấy chúng tôi xin phép được chụp ảnh hỏi thăm về nghề này thì gương mặt cụ bỗng rạng lên tươi khỏe kể lại vanh vách cho chúng tôi nghe về sự vui buồn của nghề mấy chục năm qua cụ nói: "Nghề này không làm cho mình giàu… nghèo. Nhưng cũng đủ lo cho gia đình. Nhất nghệ tinh mà…”.
Cụ luôn khuyên con cháu cố gắng giữ nghề này đừng để bị mai một… Mặc dù bị lồng đèn ngoại nhập tấn công vào thị trường ồ ạt.
Anh Nguyễn Mạnh Tùng (con trai út của cụ Đoàn) người sống chung nhà và phụng dưỡng cụ Đoàn cũng đang tiếp bước nghề của bố và truyền lại cho vợ và 2 đứa con của anh những kỹ thuật, bí quyết của nghề mà bố anh – lão nghệ nhân Nguyễn Văn Đoàn đã đam mê và gìn giữ mấy chục năm qua.
Chẻ cây lồ ô ra từng mảnh nhỏ để làm khung sườn cho lồng đèn (cây lồ ô phải mua tận tỉnh Bình Phước).
Cháu Nguyễn Hữu Phúc 11 tuổi (con anh Đoàn) ngoài giờ học Phúc về nhà phụ giúp gia đình làm lồng đèn – Phúc đang làm công đoạn bôi hồ dính để dán giấy kiếng.
Xong công đoạn dán là đến phần vẽ trang trí (cháu Nguyễn Thị Hồng Anh 13 tuổi – con anh Đoàn) đang vẽ cánh bướm cho lồng đèn.
In hình hoa mai cho lồng đèn thêm phần sinh động.
Anh Đoàn và 2 con cùng nối nghiệp nghề truyền thống của gia đình.
Lồng đèn treo kín cả trần nhà.
Đem phơi nắng để khô màu vẽ và lồng đèn được căng bề mặt giấy dán trước khi giao cho khách hàng.
Lão nghệ nhân Nguyễn Văn Đoàn đang truyền nghề cho cháu nội Nguyễn Hữu Phúc.
Lồng đèn truyền thống vẫn thu hút trẻ em.
Nguyễn Đức