Quái chiêu rao bán tiền giả, lừa chiếm tiền thật
Nam thanh niên, 25 tuổi, quê Thanh Hoá, trú tại huyện Hoài Đức (Hà Nội) đã có chiêu lừa đảo chiếm đoạt tài sản cực quái, bằng hình thức rao bán tiền giả trên trang mạng xã hội Facebook để chiếm đoạt tiền thật.
Cơ quan CSĐT Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Hà Văn Lâm, 25 tuổi, quê ở xã Cẩm Châu, Cẩm Thuỷ, Thanh Hoá, hiện trú tại khu 5, thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức để điều tra làm rõ về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức rao bán tiền giả trên trang mạng xã hội Facebook để chiếm đoạt tiền thật.
Trước đó, qua công tác nắm tình hình, tháng 11-2015, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) phát hiện nhiều thông tin trên Facebook có nội dung rao bán tiền giả lấy tiền thật.
Trong đó nổi lên tài khoản mang tên Sang Ngọc rao nội dung: Với 500 nghìn đồng tiền thật mua được 1,7 triệu đồng tiền giả; 1 triệu đồng tiền thật mua được 3,5 triệu đồng tiền giả; 3 triệu đồng tiền thật mua được 12 triệu đồng tiền giả.
Khi có khách hàng muốn giao dịch, chủ trang Facebook có nickname Sang Ngoc này thường yêu cầu khách phải mua từ 500 nghìn đồng tiền thật trở lên và thực hiện chuyển tiền trước qua tài khoản ngân hàng. Công tác trinh sát cho thấy, Facebook Sang Ngọc này có số lượng kết bạn là 723 người, và đã có một số người chuyển khoản cho đối tượng, tuy nhiên khi tiền được chuyển xong thì đối tượng không nghe máy và chặn Facebook của bị hại.
Lần theo đầu mối này, các trinh sát xác định Facebook Sang Ngọc có liên quan đến cửa hàng BoomShop chuyên kinh doanh linh kiện điện thoại có địa chỉ ở thôn Lai Xá, xã Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội. Tuy nhiên, khi lực lượng chức năng tìm đến địa chỉ này thì đối tượng đã chuyển cơ sở đi nơi khác.
Bằng các biện pháp nghiệp vụ, lực lượng Công an lần ra BoomShop được “di” đến địa chỉ mới tại kiốt số 4, cổng chợ đầu mối Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, và ông chủ của BoomShop là Hà Văn Lâm.
Ngay sau đó, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao phối hợp với Công an quận Bắc Từ Liêm tiến hành bắt khẩn cấp đối tượng, đồng thời khám xét nơi ở của Lâm tại khu 5, thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức, thu giữ 1 thẻ ATM mang tên Cao Đức H. chuyên được Lâm sử dụng để nhận tiền chuyển khoản của các bị hại, 1 máy tính xách tay và 1 điện thoại di động.
Hà Văn Lâm và hình ảnh tiền giả được rao bán trên Facebook. |
Tại cơ quan điều tra, Hà Văn Lâm khai nhận, đánh vào tâm lý “hám lợi” của một số người, khoảng giữa năm 2015, Lâm lập tài khoản Facebook mang tên Sang Ngọc, sau đó lên mạng Internet tải các hình ảnh tiền Việt Nam về máy tính cá nhân rồi đưa lên trang Facebook kèm theo lời rao bán tiền giả như trên. Chỉ ít ngày sau, khách hàng đầu tiên dính quả đắng với Lâm tên là Nguyễn Thanh T. (ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh).
Lâm và T. thỏa thuận dùng 2 triệu đồng tiền thật để mua 8 triệu đồng tiền giả, đồng thời Lâm yêu cầu T. phải chuyển tiền trước vào tài khoản của một người tên là Cao Đức H. rồi sẽ chuyển tiền giả sau.
Thực hiện đúng giao ước, T. đã chuyển tiền vào tài khoản mang tên H., chụp lại hình ảnh biên lai rồi gửi cho Lâm để xác nhận. Thế nhưng, ngay sau khi nhận được tiền, Lâm đã chặn Facebook và số điện thoại của T. để chiếm đoạt 2 triệu đồng nói trên. Mở rộng điều tra, Công an quận Bắc Từ Liêm xác định, trước đó cũng với thủ đoạn này, Lâm đã lừa được 4 người khác để chiếm đoạt tổng số tiền khoảng trên 6 triệu đồng.
Đóng giả nhà sư, kiếm tiền triệu mỗi ngày Ngày 22/3, Công an quận Long Biên (Hà Nội) ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Trần Văn Hải (45 tuổi) và Nguyễn Văn Hữu (42 tuổi, đều ở xã Nghĩa Đồng, huyện Tân Kỳ, Nghệ An) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. |
Tổng giám đốc 'vẽ' dự án lừa gần 150 tỉ (PetroTimes) - Ngày 17/3, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã tống đạt cáo trạng truy tố bị can Hoàng Văn Lượng (57 tuổi, ở TP Thanh Hóa), nguyên Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Dịch vụ thương mại Rạng Đông về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. |
Bộ mặt thật của siêu lừa “chạy án” Từ trước đến nay, đã có rất nhiều kẻ lừa đảo “chạy án” sa lưới pháp luật. Dựa vào tâm lý lo lắng, nôn nóng của thân nhân của các bị can, bị cáo muốn dùng tiền chạy chọt để mong người thân của mình được nhẹ tội, hoặc được tại ngoại trong thời gian bị tạm giam, những kẻ lừa đảo đã bày trò “chạy án” nhằm chiếm đoạt tiền của họ. |
Tâm Minh