10 bức ảnh cho thấy hậu quả đáng sợ của biến đổi khí hậu
Nhiếp ảnh gia Grassani đã gắn cuộc đời mình với việc chia sẻ về những hoàn cảnh của người di cư phải trốn chạy khỏi đất nước của họ vì những thay đổi và tàn phá đầy kịch tính của môi trường. Ông đã đi qua Bangladesh, Kenya và Haiti, những quốc gia phải đối phó với các cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu mạnh mẽ, những nhóm người bị đuổi ra khỏi đất đai và truyền thống văn hóa của họ để di cư đến các trung tâm đô thị đông đúc.
Vào mùa đông năm 2009-2010, khí hậu vốn đặc trưng khắc nghiệt của Mông Cổ đã trở nên vô cùng nghiêm trọng ở mức báo động đối với động vật bản địa. Khoảng 8 triệu con gia súc đã bị chết và cả đất nước đã trải qua một đại tai nạn trong thị trường chăn nuôi. Hàng nghìn người chăn nuôi đã chịu cảnh tay trắng.
(Ảnh: nhiếp ảnh gia Alessandro Grassani) |
Đứa con trai ba tuổi Erdene Tuya của cô Tuvchinj đang nằm ôm một con cừu vào lòng. Các gia đình Tsamba (chỉ người Tây Tạng) đang đấu tranh giành lại sự sống qua những mùa đông khắc nghiệt cùng với đàn gia súc của họ.
Môi trường mùa đông khắc nghiệt được gọi là ‘dzud’, nó đã cướp đi một nửa đàn gia súc hơn 2000 con cừu trong ba mùa đông vừa qua. Gần đây, để tìm kiếm đồng cỏ ấm hơn, các Tsambas đã chuyển từ Bulgan lên một ngôi làng phía bắc gần trung tâm Mông Cổ gọi là Ulziit.
(Ảnh: nhiếp ảnh gia Alessandro Grassani) |
Quang cảnh thành phố Ulaanbaatar, Mông Cổ trên lưng một người đàn ông say rượu. Dân số của thành phố đã tăng gắp đôi trong hai năm qua, những người ở nông thôn bị mất tất cả do thời tiết khắc nghiệt, họ đã chạy trốn đến thủ đô này.
Gần một nửa của 1,3 triệu người trên đất nước này tập trụng đông đúc thành các khu định cư không chính thức tại đây.
Trị an lộn xộn, xuất hiện nhiều khu ổ chuột, nghèo đói và thất nghiệp đang chờ đợi những người rời bỏ nông thôn để đến đây, những người chưa từng qua bất kỳ đào tạo kỹ năng cần thiết nào cho công việc ở đô thị.
(Ảnh: nhiếp ảnh gia Alessandro Grassani) |
Hình ảnh những người nông dân đang lặn ngụp trong nước để cắt cỏ cho gia súc, nơi từng là một cù lao đầy cỏ gọi là Gazura. Giờ đây nó đã bị ngập trong nước sông Meghna ở đông bằng Ganges, Bangladesh.
(Ảnh: nhiếp ảnh gia Alessandro Grassani) |
Một phần xương của một mục tử (người chăn cừu) khoảng 26 tuổi từ bộ tộc Turkana ở Kenya đã bị giết chết trong một cuộc chiến chống lại mục tử khác đến từ bộ lạc Marille.
Chỉ năm ngày sau khi anh chết, hộp sọ là tất cả những gì còn sót lại trên thi thể, do bị làm mồi cho các loài động vật hoang dã. Đất chăn thả ngày càng khan hiếm và khô cằn là nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến giữa các mục tử của các bộ lạc khác nhau.
(Ảnh: nhiếp ảnh gia Alessandro Grassani) |
Một người đàn ông đang tắm trên bờ hồ Azuei haiti. Tốc độ tăng trưởng lượng nước của hồ Azuei (và các hồ láng giềng Enquirillo tại Cộng hòa Dominica) là chưa từng có.
Kích thước của các hồ đã mở rộng gấp đôi trong mười năm qua, nó phá hủy và nhấn chìm nhiều nhà cửa và trang trại. Các thân cây ma quái của những cây cọ mục chết là tất cả những gì còn sót lại.
(Ảnh: nhiếp ảnh gia Alessandro Grassani) |
Thời tiết tại Mông Cổ cực kỳ lạnh giá. Ở Bangladesh và Haiti thì bị lũ lụt và nước biển dâng cao. Trong khi Kenya thì phải đối đầu với vấn đề sa mạc hóa và những xung đột giữa các bộ lạc qua việc kiểm soát lượng nước.
Những tình huống đã đẩy những người nông thôn ra khỏi vùng đất của họ và điều kiện sống nghèo nàn trong “sự bùng nổ của những khu ổ chuột” tại các thành phố thủ đô, mà Grassani gọi là “ Chuyến đi về số không cho người di cư môi trường”.
Hạn hán làm cho những đợt thu hoạch trái cây và rau quả của Sharon bị thất thu trong năm này qua năm khác. Cuối cùng cô buộc phải từ bỏ ngôi làng của mình và đến ở trong những túp lều sắt tại Kibera, khu ổ chuột lớn nhất ở Nairobi với hai đứa con của mình.
(Ảnh: nhiếp ảnh gia Alessandro Grassani) |
Tổ chức di cư Quốc tế cho biết rằng, hầu hết các nghiên cứu đều ước tính sẽ có khoảng 200 triệu người di cư như thế này vào năm 2050. Trong khi những người di cư vì môi trường này không được công nhận bởi luật pháp quốc tế như những người tị nạn chiến tranh. Grassani, người đã có cơ hội chụp ảnh về sự tàn phá của chiến tranh và cả của biến đổi khí hậu đã rút ra điểm tương đồng giữa hai vấn đề như sau:
“Con người phải chịu trách nhiệm ở cả hai vấn đề. Trong cả hai trường hợp, con người chịu đau khổ vì họ bị mất nhà cửa, đất đai và gia đình của mình. Dù đó là một quả bom phá hủy ngôi làng của bạn, hay một cơn bão, lũ lụt, hạn hán ép buộc bạn ra khỏi mảnh đất của mình, hoặc là giết chết những đứa con của bạn vì không có gì để uống và để ăn, thì hậu quả là đau khổ như nhau.
Sự khác biệt duy nhất là chúng ta không thể chống lại thiên nhiên, chúng ta sẽ mãi là người thua trong cuộc chiến với môi trường nếu chúng ta không có những phản ứng tích cực từ sớm.”
Hình ảnh những người chăn bò du cư đang cố tìm kiếm nước cho bản thân và gia súc của họ, hai người đàn ông đang đào sâu xuống đất để tìm nước, ở nơi từng là một lòng sông.
(Ảnh: nhiếp ảnh gia Alessandro Grassani) |
Một đứa trẻ đang chèo chiếc bè tự chế của mình trên hồ Gulshan Bangladesh, nơi tách biệt giữa khu nhà ổ chuột Korail và những ngôi nhà của người giàu có ở Dhaka, giữa 35.000 người sống ở Dhaka và 70.000 người sống ở Korail.
(Ảnh: nhiếp ảnh gia Alessandro Grassani) |
Do nhu cầu ngày càng tăng về cát được sử dụng trong xây dựng ở Port au Prince và các thành phố khác ở Haiti, cùng với việc khai thác mỏ làm xói mòn đất và phá rừng đặc dụng ở Haiti, đã làm cho đất nước này rất dễ bị tác động của biến đổi khí hậu và các điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
(Ảnh: nhiếp ảnh gia Alessandro Grassani) |
Grassani không tin những người di cứ khí hậu mà anh từng gặp này sẽ có thể trở về nhà của họ. Ông cho rằng, “không có nguồn lực để đầu tư vào các chính sách phát triển khác trong khu vực bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu.”
Nhưng bất chấp sự ảm đạm, ông tiếp tục khám phá những bi kịch. Ông sẽ cố đưa ra những lời cảnh báo, chia sẻ chúng với thế giới và hy vọng rằng mọi người sẽ thấy và bắt đầu phản ứng.
Ông nói: “ Dự án này là sự đóng góp của tôi cho xã hội. Đây là phản ứng của tôi, đây là những gì tôi có thể làm để đánh thức lương tâm con người.”
Theo ĐKN