Người lao động lợi dụng bảo hiểm thất nghiệp để trục lợi
– Sau khi tham gia loại hình Bảo hiểm thất nghiệp một thời gian, người lao động tự biến mình thành người thất nghiệp để được hưởng chế độ. Nhưng ngay sau khi nhận tiền trợ cấp, người lao đông lại tìm đến một nơi mới để làm...
Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, sau ba năm triển khai loài hình bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động đã xảy ra tình trạng lợi dụng cơ chế, chính sách, quy định, quy trình triển khai thực hiện Bảo hiểm thất nghiệp để lạm dụng quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.
Theo đó, người lao động đã chủ động làm cho bản thân thất nghiệp, nhảy việc rồi làm thủ tục hưởng chế độ Bảo hiểm thất nghiệp. Song ngay sau khi nhận tiền, người lao động lại sang một công ty khác làm việc tiếp.
Quy định hiện hành chưa giới hạn về độ tuổi hưởng chế độ Bảo hiểm thất nghiệp nên một số người lao động hết tuổi lao động đủ điều kiện nhận lương hưu vẫn đăng ký thất nghiệp để hưởng trợ cấp, sau đó mới làm thủ tục hưởng lương hưu. Thậm chí, trong một số trường hợp, có hiện tượng người lao động và người sử dụng lao động bắt tay để lạm dụng quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.
Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do chưa có cơ chế và biện pháp kiểm soát việc người lao động đã tìm được việc làm hay chưa.
Bên cạnh đó, thông tin về tình trạng tìm kiếm việc làm của người đăng ký hưởng Bảo hiểm thất nghiệp chỉ được cung cấp từ phía người lao động. Theo thống kê đến hết năm 2011, có gần 8 triệu người tham gia Bảo hiểm thất nghiệp, thu hơn 5.900 tỉ đồng; năm 2012, trong 5 tháng đầu năm cũng đã có gần 8 triệu người tham gia. Tính đến hết tháng 5/2012, toàn ngành bảo hiểm đã thu được gần 45.000 tỉ đồng với hơn 58 triệu người tham gia.
Chế độ Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) được quy định cụ thể trong Thông tư 32/2010/TT-BLĐTBXH, ngày 25/10/2010, của Bộ LĐ-TB&XH, hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, ngày 12/12/2008, của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHTN, như sau: a). Mức trợ cấp thất nghiệp (TCTN) hằng tháng: Bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật. b). Thời gian hưởng TCTN: 03 tháng, nếu có từ đủ 12 đến dưới 36 tháng đóng BHTN (áp dụng đối với trường hợp của chị); 06 tháng, nếu có từ đủ 36 tháng đến dưới 72 tháng đóng BHTN; 09 tháng, nếu có từ đủ 72 tháng đến dưới 144 tháng đóng BHTN; 12 tháng, nếu có từ đủ 144 tháng đóng BHTN trở lên. Thời điểm tính hưởng các chế độ BHTN tính từ ngày thứ 16 và tính theo ngày làm việc kể từ ngày đăng ký thất nghiệp theo quy định. Tháng hưởng TCTN nêu trên được tính theo dương lịch. Mỗi tháng hưởng TCTN được tính từ ngày NLĐ bắt đầu hưởng TCTN đến ngày đó của tháng sau trừ một ngày (tiểu mục 1, 2, 3 Mục |
Thiên Minh