Việt Nam chưa chú trọng tự chủ lương thực
Câu nói "Vai trò của Nông nghiệp không chỉ là để ăn no, mà còn phải ăn đủ dinh dưỡng" cho chúng ta thấy rằng, mọi thứ đã thay đổi đối với Ngành Nông nghiệp Việt Nam.
An ninh lương thực - “bài toán” thách thức Việt Nam phát triển bền vững (Petrotimes) – Là đất nước với 90% dựa vào nông nghiệp nhưng Việt Nam cũng là quốc gia có dân số tăng nhanh với 80 triệu người hiện nay và ước tính sẽ đạt 100 triệu người vào năm 2020. Làm thế nào để có thể tìm ra nguồn lương thực phục vụ nhu cầu của người dân Việt Nam trong tương lai mà vẫn đảm bảo phát triển bền vững là vấn đề đặt ra đối với ngành nông nghiệp nước nhà khi phải đối phó trước nhiều áp lực. |
Để thích nghi: cần đổi mới trong tiếp cận về chính sách
An ninh lương thực" (food security”, "nông nghiệp thông minh với khí hậu" (climate-smart agriculture) và "tăng trưởng xanh" (green growth) đã trở thành những khẩu hiệu hành động của Ngành Nông nghiệp Việt Nam trong những năm gần đây.
Tuy nhiên, dường như, việc hiện thực hóa các khẩu hiểu hành động đó để mang lại “giá trị tăng cao” cho người nông dân cần một cách nhìn nhận lại.
Tuy Việt Nam là một quốc gia với đa dạng của thiên nhiên, nhưng cách tiếp cận của cảnh quan trong công tác môi trường và sản xuất nông nghiệp đã không được công nhận chính thức hoặc tích hợp vào các chính sách liên quan đến nông nghiệp, lâm nghiệp, môi trường và biến đổi khí hậu. Cho đến nay, mới chỉ có Tổ chức Phát triển Hà lan (SNV) triển khai mô hình thí điểm từ năm 2012 tại một số tỉnh như Nghệ An và Lâm Đồng.
Đáp ứng với các xu hướng mới đó, các nhà nghiên cứu cũng như hoạch định chính sách cần phải xác định các hành động mang tính đột phá mà Chính phủ cần thực hiện để giúp nông dân thích ứng với biến đổi khí hậu và giúp cung cấp một thực phẩm an toàn và một tương lai phát triển của Ngành Nông nghiệp.Điều này phù hợp với báo cáo kết quả rằng:" Chú ý phải được trao cho nông dân quy mô nhỏ , những người dễ bị tổn thương hơn với sự thay đổi thời tiết và nghèo đói ... " Alenxander Muller, trợ lý tổng giám đốc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc tại Rome
Các chuyên gia chủ trì hội thảo |
Và cần một dự án quy mô rộng
Trong bối cảnh yêu cấu hướng tiếp cận mới với nhiều thay đổi trong hoạch định chính sách, một dự án toàn diện tích hợp tất cả các vấn đề cần thiết. Theo TS. Ray Trewin thuộc Trường Chính sách công của Đại học Quốc gia Australia (ANU – Australian National University), Dự án đề ra cần tích hợp thuận lợi của sự hợp tác quốc tế: cho biết:"Để đề xuất một dự án khả thi và lớn , hợp tác giữa các đối tác như ACIAR , IPSARD , ANU và Viện nghiên cứu khác ở Việt Nam là trung tâm ... "
Theo TS. Liz Petersen, Giám đốc Quản lý chương trình của Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR - Australian Centre for International Agricultural Research), đề xuất dự án cũng cần phải bao gồm đầy đủ các yếu tố: Đánh giá của Tổ chức Nghiên cứu quốc tế về khoa học và công nghệ nông nghiệp vì sự phát triển (IAASTD – International Assessment of Agricultural Science and Technology for Development); Những bài học rút ra từ dự án thí điểm đang triển khai tại Indonesia, về nghiên cứu cấp quốc gia phục vụ phát triển tương lai Ngành Nông nghiệp...
ANLT là ưu tiên của Chính phủ Việt Nam, năm 2009 Quốc hội Việt Nam đã ban hành Nghị quyết về ANLT, hơn 70 văn bản chính sách liên quan đã được công bố. Tuy nhiên, quá trình xây dựng và phát triển chính sách đã nảy sinh nhiều yếu điểm và dẫn đến trùng lặp.
Do đó, để tạo một khung chính sách mạnh mẽ, cải thiện, duy trì việc rà soát và phân tích chính sách là rất cần thiết. Thế nên, Dự án “Nghiên cứu phát triển chính sách và nhóm chính sách an ninh lương thực Việt Nam”(Dự án) cũng là một bước để đạt được vấn đề này.
Trong Dự án bao gồm các mục tiêu chính như việc: Rà soát và đánh giá quá trình phát triển chính sách ANLT của Việt Nam và định hướng chính sách hiện hành, đề xuất hướng cải cách chính sách; Xác định mặt yếu kém của chính sách cần chỉnh sửa; Nâng cao năng lực p hân tích chính sách tại Việt Nam
Dự án là sự kết hợp giữa Australia và Chính phủ Việt Nam, bên phía Australia, Tiến sĩ Elizabeth Petersen (Liz) là chủ nhiệm dự án, còn bên phía Việt Nam Chủ nhiệm Dự án là ông Cầm Văn Đoản – nguyên Vụ trưởng vụ Nông nghiệp Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Tại hội thảo về Nghiên cứu phát triển chính sách và nhóm chính sách an ninh lương thực Việt Nam, các chuyên gia đã đưa ra những ý kiến đóng góp cho Việt Nam trong quá trình làm chính sách, để từ đó nhóm làm Dự án đề xuất Chính phủ để trình Quốc hội thông qua.
An ninh lương thực: Việt Nam chưa chú trọng tự chủ lương thực |
Các chuyên gia đã chỉ ra được những hạn chế mà Việt Nam còn vướng mắc như:
Chưa thực sự chú trọng đến mục tiêu tự chủ lương thực; Công cụ bình ổn giá chưa hỗ trợ ANLT; Các chương trình hỗ trợ xã hội không thực sự đảm bảo lợi ích cho cồng đồng như hỗ trợ tiền mặt; Còn rụt rè hỗ trợ tăng trưởng sản xuất thông qua trợ cấp; Việt Nam phải đơn giản hóa chính sách nhắm nâng câp sự phối hợp giữa các chính sách với nhau.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cho rằng Việt Nam cần khuyến khích tự do thương mại nội địa và quốc tế, cải cách thủ tục hành chính để giảm quan liêu, các quy tắc chính quy. Ngoài ra cần khuyến khích tăng tưởng nông nghiệp thông qua việc hỗ trợ nông dân quản lý rủi ro (Như thiên tai, BĐKH, xây dựng CSHT, khuyến nông), hỗ trợ nông dân tiếp cận thị trường.
Tuy còn nhiều sự bất hợp lý về chính sách nhưng Việt Nam cũng đã có một số kết quả đáng được ghi nhận, kể từ năm 2013 đã có hàng ngàn mô hình cánh đồng mẫu lớn được liên kết, xây dựng ở các địa phương với diện tích khaongr 556.000 ha. Nghê An đã xây dựng 10 mô hình cho ngô, 8 mô hình cho lạc với diện tích lên đến hơn 1000 ha, tỉnh Quảng Bình xây dựng 435ha diện tích cách đồng lớn cho cây ớt và 120 ha cánh đồng lớn cho cây sắn.
Năm 2012 cũng là năm đánh dấu thành công của ngành lương thực Việt Nam với lượng gạo xuất khẩu đạt mức kỷ lục từ trước tới nay là 7,72 triệu tấn, thu về khoảng 3,5 tỷ USD
Tú Cẩm