Xe ôtô nhập khẩu tăng ‘đột biến’: Nên mừng hay lo?
(PetroTimes) - Tổng kim ngạch xe ô tô nhập khẩu về Việt Nam trong năm 2015 ước tính có thể lên đến 3 tỷ USD không bất thường dưới góc nhìn của chuyên gia kinh tế.
Xa vời giấc mơ ôtô "made in Vietnam" | |
Nhập khẩu xe cũ bị lợi dụng? | |
Nhập khẩu ô tô lập kỷ lục đáy mới |
Chạy đua với… thuế
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tổng kim ngạch nhập khẩu ô tô 11 tháng năm 2015 ước tính khoảng gần 3 tỷ USD, tăng 91% và số lượng xe nhập về 11 tháng đạt 112.000 chiếc, tăng 82,8% so với cùng kỳ.
Những con số trên được đánh giá là cao nhất trong vòng 3 năm trở lại đây. Dự báo đến cuối năm, lượng ô tô nhập khẩu vẫn sẽ ở mức tăng cao, thậm chí có thể đột biến về số lượng. Một trong những nguyên nhân khiến lượng xe ô tô nguyên chiếc nhập khẩu tăng cao do thay đổi trong cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt.
Từ ngày 1/1/2016, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ôtô nhập khẩu nguyên chiếc sẽ được tính trên giá bán của nhà nhập khẩu. Việc đánh thuế này đã khiến cho giá ô tô nhập nguyên chiếc tăng đáng kể từ 10-30% tuỳ chủng loại và dung tích xi-lanh động cơ.
Hãng ô tô trong nước sẽ phải cạnh tranh với 2 đối thủ đến từ Thái Lan và Indonesia. |
Chính vì điều này, lượng ô tô nhập khẩu từ nay đến cuối năm vẫn sẽ còn tiếp tục tăng ở mức cao đột biến do các đại lý và người dân tranh thủ chạy đua với cách tính thuế mới. TS Trần Du Lịch, chuyên gia kinh tế, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM phân tích, trong thời gian tới, khả năng những dòng xe có dung tích từ 2.000 phân khối trở lên được Quốc Hội phê chuẩn tăng thuế thu nhập đặc biệt khá cao để không tạo một sự giảm giá đột biến đối với các loại xe ô tô.
Tính theo tỷ lệ bình quân, lượng xe ô tô nhập khẩu về so với dân số Việt Nam là không lớn. Trong thời gian tới, số lượng xe nhập khẩu về Việt Nam vẫn sẽ còn tiếp tục tăng mạnh. Nhiều câu hỏi vẫn còn đặt ra đối với nền kinh tế trong nước đang ở mức tăng trưởng chậm, người dân lấy đâu ra tiền để mua những món hàng được xem là “xa xỉ phẩm”? Nếu đã có câu hỏi thì ắt phải có câu trả lời. TS Trần Du Lịch phân tích: “Ở nền kinh tế thị trường, xe ô tô nhập khẩu chịu hàng rào thuế và việc người dân có tiền mua là lẽ bình thường, đâu ai cấm được người dân có nhu cầu nhập xe”.
Đối với cách áp thuế, nhà nước không thể tăng hơn và chính sách không thể làm khác được. Việt Nam đã mở cửa và đã có hàng rào thuế quan. Ô tô nhập khẩu được ví như câu chuyện vì sao Việt Nam đã sản xuất tăm lại đi nhập cây tăm? Thực tế các nước trên thế giới, những mặt hàng nước sở tại sản xuất được thì họ vẫn có thể nhập khẩu chính mặt hàng đó ở các quốc gia khác sản xuất và Việt Nam không là ngoại lệ. TS Trần Du Lịch nói: “Hàng rào thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ được tính rất cao nhưng những người có nhiều tiền muốn mua xe siêu sang là bình thường”.
Mơ ước xe hơi trong tâm lý tiêu dùng của người dân
Nhu cầu của người dân ngày càng tăng cao theo thu nhập. Những nước đang phát triển cũng đều có từng giai đoạn cân bằng trong việc xuất khẩu và nhập khẩu các mặt hàng. Hơn 20 năm trước, Thái Lan luôn ở trong tình trạng kẹt xe do lượng ô tô tăng chóng mặt nhưng sau đó, tình trạng trên cũng đã giảm nhờ một số chính sách cải thiện giao thông phục vụ cho người dân đi “xe 4 bánh”.
Trở lại vấn đề nhập khẩu xe hơi tăng mạnh trong năm 2015, TS Trần Du Lịch đã đưa ra một ví dụ: “Người dân lúc khó khăn là đi xe đạp, có tiền 1 ít lại mơ xe máy và khá một tí rồi mơ đến xe hơi. Đây là tâm lý tiêu dùng của người dân và trong kinh doanh gọi là xu hướng tiêu thụ khi thu nhập tăng đối với một bộ phận người dân”.
TS Trần Du Lịch. |
TS Trần Du Lịch cũng phản bác về tên gọi “ngành công nghiệp ô tô” ở Việt Nam. Thực sự hiện nay, ngành công nghiệp ô tô đối với xe dưới 9 chỗ ngồi không thể gán cho cái mác là ngành công nghiệp. Đối với xe dưới 9 chỗ ngồi do tỷ lệ nội địa hóa không nhiều và bản chất thực của xe dưới 9 chỗ ngồi sản xuất trong nước hay nhập khẩu chênh lệch với nhau không bao nhiêu.
Người tiêu dùng mang tâm lý xe dưới 9 chỗ ngồi sản xuất trong nước không khác so với xe nhập khẩu do tỷ lệ nội địa hóa chỉ 10% nên không thể gọi là ngành công nghiệp ô tô. “Về bản chất, với tỷ lệ nội địa hóa như vậy thì giữa xe trong nước và nhập khẩu vẫn không chênh lệch nhau về bản chất, nói nôm na là như thế. Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phải gọi tên là ngành Công nghiệp lắp ráp ô tô mới đúng”, TS Trần Du Lịch nói.
Sau năm 2018, các hãng sản xuất ô tô trong nước sẽ phải cạnh tranh gay gắt với Thái Lan và Indonesia. Lộ trình giảm thuế đến năm 2018 đã sẵn sàng. Chắc chắn, các hãng sản xuất ô tô trong nước phải “chạy đua” để cạnh tranh nhưng chỉ đối với những dòng xe dưới “hai chấm”. Các doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước đều đã biết nhưng đưa ra những chiêu “chống đỡ” như thế nào là ở các doanh nghiệp.
Kịch bản cho thị trường ô tô thực tế đang diễn ra với tỷ lệ ô tô nhập khẩu ồ ạt về Việt Nam như thời gian qua. Ở trong nước, hai công ty lắp ráp ô tô được xếp hàng đầu là Trường Hải và Toyota Việt Nam. Hai hãng này cũng đã có những lộ trình để rút ngắn chênh lệch giá, chủ yếu cạnh tranh với 2 đối thủ Thái Lan và Indonesia. Đối với các quốc gia khác, lộ trình giảm giá còn lâu.
“Tôi xin nhắc lại, đến năm 2018, các hãng ô tô trong nước phải cạnh tranh gay gắt với các hãng ô tô đến từ cộng đồng ASEAN chứ không phải tất cả các quốc gia khác trên thế giới”, TS Trần Du Lịch kết thúc vấn đề.
Nhập khẩu ô tô lập kỷ lục đáy mới Trong tháng 2, lượng ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu vào Việt Nam rơi xuống mức dưới 1.500 chiếc, giảm một nửa so với hồi tháng 1. Điểm đáng chú ý là sự áp đảo của xe nhập khẩu từ các nước ASEAN nói chung và Thái Lan nói riêng. |
Thuế nhập khẩu ô tô giảm còn 50% vào năm 2014 Theo dự thảo thông tư về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN 20122014, đa số mặt hàng trong nhóm ô tô nhập khẩu nguyên chiếc dự kiến sẽ giảm thuế xuống còn 50% vào năm 2014. |
"Siết” nhập khẩu ô tô không phải để "giết” doanh nghiệp Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp nhập khẩu ôtô trong nước cho rằng Thông tư 20/2011/TTBCT đang làm khó doanh nghiệp. Bộ Công Thương tái khẳng định, việc quản lý ôtô nhập khẩu chỉ làm lành mạnh hóa thị trường và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. |
Hưng Long