Nhức nhối nạn "cát tặc" hoành hành nơi thượng nguồn Sông Mã
Nhiều năm qua, dòng sông Mã huyền thoại chảy qua địa bàn huyện Sông Mã (Sơn La) đang phải “oằn mình” trước nạn khai thác cát không phép. Có dấu hiệu làm ngơ của chính quyền địa phương để cho tình trạng cát tặc lộng hành.
Khởi tố nhóm "cát tặc" trên sông Hồng Ngày 19/11, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố và bắt tạm giam 6 bị can về hành vi vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên. |
Cát tặc lộng hành
Việc khai thác này diễn ra giữa ban ngày, với quy mô lớn, nhưng không hiểu vì lý do gì chính quyền vẫn mặc nhiên để cho hoạt động.
Cát là tài nguyên khoảng sản vô cùng quý giá, việc khai thác cát những năm gần đây cũng được cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát rất chặt chẽ.
Những cồn cán đang "nuốt chửng" những đám ruộng lúa tốt tươi ven bờ sông Mã. |
Thế nhưng, ở nơi thượng nguồn sông Mã, nơi chảy qua địa bàn huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La không hiểu vì lý do gì, người dân lại ngang nhiên khai thác cát trái phép một cách rầm rộ. Còn chính quyền sở tại dường như đang làm ngơ cho vấn nạn này.
Khi nhận được thông tin phản ánh, phóng viên đã có hành trình ngược lên thượng nguồn - nơi dòng sông Mã từ nước bạn Lào chảy về đất Việt. Nơi mà, hàng ngày con sông này phải “oằn mình” chống chọi với nạn khai thác cát không phép.
Băng trên con đường huyết mạch QL4G từ TP. Sơn La về huyện Sông Mã, chúng tôi cảm thấy xót xa vì tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, hàng trăm "ổ voi, ổ gà" xuất hiện dày đặc trên mặt đường. Theo người dân địa phương, "thủ phạm" gây ra tình trạng xuống cấp của tuyến đường huyết mạch là do những "hung thần" xe tải chở hàng chục tấn cát rầm rầm cày nát ngày đêm.
16 giờ ngày 12/8, phóng viên có mặt tại các xã nằm bên bờ thượng nguồn sông Mã. Tại thời điểm này chúng tôi đã ghi nhận rất nhiều tàu thuyền đang khai thác cát.
Đáng chú ý các tàu khai thác diễn ra rầm rộ, trải dài trên dòng sông qua các xã Chiềng Khoong; Chiềng Cang; Chiềng Khương… (huyện Sông Mã). “Việc khai thác cát không phép diễn ra công khai suốt ngày, nhưng để thấy quy mô lớn phải đi vào buổi sáng”, một người dân tiết lộ.
Con đường QL4G bị cày nát, xới tung bởi những đoàn xe chở cát trọng tải lớn ngày đêm quần thảo. |
Ông Nguyễn Văn P., một người dân khai thác cát cho biết, việc khai thác cát ở đây cũng diễn ra từ lâu. Hiện có tầm khoảng 100 tàu hút cát dọc dòng sông Mã này. “Thời gian vừa rồi cũng thấy có đoàn xuống kiểm tra. Xong về họ cũng nói với dân chúng tôi “phải nhìn nhau mà làm”. Đợt này đang đến mùa nên dân phải tranh thủ khai thác…”- ông P. thừa nhận.
Theo ghi nhận của phóng viên, dọc con đường Quốc lộ 4G cũng là nơi tập kết các bãi cát với quy mô lớn. Xe tải vào ra chở cát cũng liên tục. Có lẽ, vì phải gồng mình trước nạn xe chở quá tải nên điều dễ nhận thấy, Quốc lộ này nhiều chỗ đã “nát như tương”…
Chính quyền “ngó lơ”
10h sáng ngày 13/8, để ghi nhận thêm tình hình khai thác cát, phóng viên tiếp tục có mặt tại các địa điểm trên.
úng như những gì mà chúng tôi nghe được, việc khai thác tài nguyên khoảng sản ở đây diễn ra một cách ngang nhiên, rầm rộ đến mức khó hiểu.
Chỉ tính riêng 1km ở khu vực dòng sông Mã ở địa bàn xã Chiềng Khương đã có khoảng 30 chiếc tàu đang “quần thảo”, gây tổn thất lớn cho tài nguyên Quốc gia.
Việc khai thác cát ngang nhiên đến mức, khi thấy chúng tôi chụp ảnh, quay phim họ cũng không hề bận tâm.
Nạn "cát tặc" ngang nhiên diễn ra giữa "thanh thiên bạch nhật”. |
Ở dưới sông là vậy, còn ở trên bờ, các đoàn xe tải cũng thay nhau đến chỗ tập kết chở cát đi tiêu thụ công khai.
Và dĩ nhiên, tài nguyên khoảng sản đang bị “chiếm” một cách khó hiểu! Điều đáng nói, việc khai thác cát không phép rầm rộ diễn ra khắp nơi trên dòng sông Mã, nhưng không thấy cơ quan chức năng nào.
Làm việc với phóng viên, bà Cầm Thị Ngọc Yến, Phó Chủ tịch phụ trách kinh tế huyện Sông Mã thừa nhận, việc người dân khai thác cát không phép là có thật và diễn ra từ nhiều năm nay. “Ở đây khi đến mùa mưa cát trôi về nên bà con mới tận thu”, bà Yến cho hay.
Cũng theo bà Yến, cát ở đây tỉnh đã có quy hoạch. Những điểm dân khai thác đều là khai thác trong quy hoạch.
Cách đây khoảng 2- 3 năm tỉnh có thành lập đoàn kiểm tra. Về phía huyện cũng đã kiến nghị với UBND tỉnh, Sở Tài nguyên & Môi trường để có hình thức xử lý.
“Mấy năm nay tỉnh và huyện đã có hình thức tuyên truyền, thành lập các đoàn kiểm tra, có khóa máy, xử phạt nhưng hiệu quả không cao. Về giải pháp, chúng tôi sẽ tiếp tục làm văn bản tuyên truyền, xử lý. Nhưng việc bà con cố tình làm rất khó vì lực lượng không nhiều để mà trực đó được…”, bà Yến phân trần.
Theo như lời bà Yến lý giải, dư luân cho rằng, chính quyền ở đây dường như đang bất lực trong việc xử lý.
Có lẽ vì thế mà trong lúc chờ cơ quan chức năng đưa ra giải pháp cụ thể thì chính quyền huyện Sông Mã vẫn để mặc người dân vô tư khai thác cát không phép.
H.N