Lời tiên đoán của chủ tịch Fidel Castro trở thành hiện thực
Sau hơn nửa thế kỷ đối đầu, Mỹ và Cuba đã chính thức bình thường hóa quan hệ và sẽ mở lại cơ quan lãnh sự tại thủ đô của hai nước. Đây là một bất ngờ lớn cho cả thế giới nhưng sự kiện này đã nằm trong dự liệu của chủ tịch Fidel Castro cách đây 42 năm.
Mỹ chuẩn bị "đổ bộ" vào Cuba Việc bình thường hóa quan hệ Mỹ-Cuba mới bắt đầu nhưng đã hứa hẹn mang lại nhiều biến chuyển lớn trong thời gian tới. Nhiều doanh nghiệp Mỹ đang chuẩn bị một cuộc đổ bộ vào hòn đảo nhỏ Cuba. |
Sau 54 năm, 6 tháng, 17 ngày và 11 đời tổng thống Mỹ. Ngày 20 tháng 7 năm 2015 Mỹ và Cuba sẽ chính thức mở lại cơ quan lãnh sự tại thủ đô của hai nước. Đây là một cột mốc quan trọng trong lịch sử quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Chủ tịch Fidel Castro |
Trong lịch sử đương đại thế giới, cuộc cấm vận về kinh tế và thương mại mà Mỹ áp đặt với Cuba là dai dẳng và tàn bạo nhất, gây ra nhiều tổn thất về mọi mặt cho nhân dân và đất nước Cuba.
Việc tái mở cơ quan lãnh sự của hai nước là một sự kiện trọng đại mang ý nghĩa lịch sử, là bước mở đầu trong tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Về phía Cuba, Ủy viên Bộ chính trị, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Cuba Bruno Rodríguez Parrilla sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu bao gồm nhiều nhân viên ngoại giao đã từng làm việc tại Mỹ, đại diện các ban, ngành và bộ cùng hơn 500 khách mời. Chiều cùng ngày, ông Rodriguez sẽ hội kiến Ngoại trưởng Mỹ- John Kerry. Đây là cuộc gặp gỡ chính thức thứ hai giữa lãnh đạo cấp cao hai nước kể từ năm 1958.
Chủ tịch Cuba Raul Castro và Tổng thống Mỹ Barack Obama (phải) |
Đại sứ quán Mỹ tại Cuba sẽ chỉ thực hiện một vài thủ tục cần thiết để có thể đi vào làm việc ngay. Các nghi lễ sẽ được thực hiện khi Ngoại trưởng Mỹ sang thăm chính thức Cuba vào thời gian tới.
Đại sứ quán Cuba tại Mỹ |
Việc bình thường hóa quan hệ giữa Mỹ và Cuba đã mở ra một chương mới trong lịch sử hai nước. Đây là bước đi đúng của tổng thống Obama vì trong tình hình hiện nay, Mỹ đang đứng một mình khi mà tất cả các quốc gia khác tại châu Mỹ đều có quan hệ ngoại giao, trao đổi thương mại với Cuba. Tại Hội đồng Liên Hiệp Quốc, Mỹ luôn bị chỉ trích vì vẫn duy trì cấm vận và thái độ thù địch đối với Cuba.
Đây hoàn toàn là một bất ngờ lớn với cả thế giới, nhưng hơn thế nữa, sự kiện này đã được cựu Chủ tịch Fidel Castro tiên đoán trước cách đây 42 năm.
Năm 1973, trở về sau chuyến thăm Việt Nam, trong một buổi họp báo, phóng viên người Anh Brian Davis đã hỏi chủ tịch Fidel Castro như sau:
“Thưa ngài, Cuba và Mỹ là hai quốc gia tuy rất gần về mặt địa lý nhưng luôn đối đầu, vậy theo ngài, bao giờ hai nước có thể bình thường hóa quan hệ?”
Chủ tịch Fidel Castro trả lời ngay lập tức: “Nước Mỹ sẽ ngồi vào bàn đàm phán với chúng tôi khi họ có một tổng thống da màu và Giáo hoàng là người Mỹ latinh”
Có rất nhiều người đã cười, họ không tin vào câu trả lời này bởi vì trong thời điểm đó và rất lâu sau này, tổng thống Mỹ chưa bao giờ là người da màu và Giáo hoàng Vatican chưa bao giờ là người Latinh. Vậy mà điều đó đã trở thành hiện thực.
Đại sứ quán Mỹ tại Cuba |
Cũng trong buổi họp báo đó, Chủ tịch Fidel Castro còn khẳng định một điều rằng, chính phủ Mỹ sẽ phải trả tự do cho năm nhân viên tình báo Cuba bị bắt và giam giữ trái phép tại Mỹ.
Những điều mà Chủ tịch Fidel nói vào thời điểm đó được nhiều người cho là ngông cuồng, thiếu hiểu biết nhưng lịch sử đã chứng minh điều ngược lại.
Dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Fidel Castro, cách mạng Cuba đã gặt hái được nhiều thành công, tạo dựng một chỗ đứng vững chắc trên thế giới. Cuba đứng ngang hàng với các nước phát triển về giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao.
Mỹ và Cuba quyết định bình thường hóa quan hệ là một cơ hội lớn cho cả hai quốc gia giao lưu, phát triển về mọi mặt. Trong tương lai không xa, Cuba sẽ trở thành một cường quốc bên kia bán cầu.
Cuba đáng để cả thế giới phải "ngả mũ" Mặc dù bị bao vây cấm vận hơn nửa thế kỷ nhưng những thành quả của Cuba trong lĩnh vực y tế nói riêng đáng để cả thế giới phải “ngả mũ”. |
Vì sao Cuba từ chối hợp tác với Trung Quốc? Ngày 20/5, Cuba quyết định từ chối không cho các tàu hải quân Trung Quốc triển khai ở nước mình. Vì sao La Habana lại từ chối sự hiện diện quân sự của Bắc Kinh vào lúc này? |
Phong Sơn