Mặt trái của chuyện thu phí
Thế là Hội đồng Nhân dân TP Đà Nẵng đã quyết định nói không với đề xuất thu phí đường bộ đối với xe máy.
Năng lượng Mới số 439
Cấm thu phí nếu để đường hỏng Ngày 14/7, trước thực trạng một số tuyến đường BOT (xây dựng, kinh doanh và chuyển giao) xuống cấp nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu kiểm tra công tác tổ chức, quản lý, bảo trì các tuyến đường này. Trường hợp nhà đầu tư và doanh nghiệp BOT không thực hiện bảo trì sẽ phải dừng thu phí. |
Ở Hà Nội, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc cũng khẳng định Hà Nội ủng hộ bỏ thu phí xe máy. Và TP HCM sẽ quyết định thu phí xe máy ở mức 0 đồng.
Thật ra chuyện thu phí xe máy đã được bàn từ mấy năm nay. Dĩ nhiên, những người mong muốn thu phí xe máy nêu ra được những lý do “hết sức chính đáng”: nào là để tăng phí bảo trì đường bộ, nào là có nguồn thu để phục vụ công tác bảo đảm an toàn giao thông, xây dựng cơ sở hạ tầng… Nhưng hình như người ta không nghĩ đến vấn đề, sinh ra chuyện thu phí thì dễ, làm sao thu được mới là khó.
Cả nước hiện nay có hàng chục triệu xe máy, vậy lấy đâu ra người để chặn, bắt, kiểm tra xe nào nộp phí hay chưa? Tất nhiên, việc thu phí xe máy không phải tỉnh thành nào cũng làm, mà việc thu phí này do chính quyền nơi đó quyết định và mức thu phí là tùy tình hình, hoàn cảnh và nhu cầu của từng nơi.
Giao thông tại TP HCM |
Sinh ra chuyện thu phí thì dễ. Nhưng thực hiện được mới là khó.
Chuyện thu phí xe máy cũng giống như việc cấm hút thuốc lá nơi công cộng, rồi quan chức tổ chức đám cưới cho con cái không được quá 30 mâm, hay sáng kiến cấm cán bộ, viên chức dùng facebook trong giờ làm việc, hoặc sáng kiến cấm cán bộ, viên chức sử dụng thuốc lá ngoại nhập lậu…
Rất nhiều quy định có cảm tưởng như chỉ được vẽ ra cho có phong trào, cho vui, còn tính khả thi thì hầu như không có.
Không hiểu người ta sẽ “giám sát” cán bộ, công chức “chơi” facebook thế nào nhỉ?
Không hiểu giám sát cán bộ, công chức hút thuốc thế nào, để mà phát hiện “ông đang hút thuốc lá ngoại nhập lậu”.
Chẳng thế mà người ta đã có câu “chính sách trên trời, cuộc đời dưới đất”.
Đã có địa phương quyết định thu phí đường bộ đối với xe máy ở mức 0 đồng |
Hiện nay, rất nhiều bộ, ngành có các quy định về thu phí. Và đến giờ, chỉ có duy nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đi tiên phong trong việc xóa bớt một số phí, lệ phí trong các ngành chăn nuôi, thú y, kiểm dịch… Nhưng khi những quy định về việc bãi bỏ một số phí và lệ phí này chưa được thực hiện, lại lòi ra chuyện nếu không thu phí thì lấy đâu ra tiền nuôi bộ máy làm nhiệm vụ? Gần đây nhất, những cán bộ của ngành thú y đã bày tỏ sự lo lắng rằng, nếu bỏ thu phí thì họ sẽ sống sao đây?
Tất nhiên, họ cũng được hưởng lương từ ngân sách, nhưng đồng lương ấy chắc chắn khó đáp ứng được nhu cầu cuộc sống. Có lẽ vì thế mới phải có các loại phí và lệ phí.
Đây thực sự là một vấn đề rất nan giải, nếu như không nói rằng, khó có thể giải quyết được. Bởi một khi thấy thu nhập kém đi do “bãi bỏ phí”, đội ngũ thực thi này sẽ không làm việc nữa. Nếu vậy thì sự hỗn loạn sẽ càng tăng lên.
Còn nếu cứ thu phí như kiểu hiện nay, quả là rất vô lý. Người ta có thể dễ dàng thống kê ra một con gà, một quả trứng, một quả vải phải cõng bao nhiêu loại phí. Người ta cũng có thể dễ dàng thống kê ra một lít xăng đổ vào xe máy phải cõng bao nhiêu loại phí và thuế. Nếu cứ loanh quanh như thế này thì rõ ràng sẽ chẳng bao giờ tìm được lối thoát.
Trở lại chuyện thu phí xe máy, tại sao chúng ta không tìm cách thu phí khác tốt hơn? Loại trừ ôtô, cần có mức thu phí riêng, còn với xe máy, có lẽ nên thu phí sử dụng xe ngay từ đầu ra của xe, tức là đánh thuế từ nhà sản xuất hoặc xe nhập khẩu. Như vậy thì dễ dàng hơn rất nhiều. Còn bây giờ, xe máy chạy nườm nượp ngoài đường như vậy thì làm sao kiểm tra được để thu phí? Và thật sự cũng chẳng hay ho gì khi công an giao thông, thanh tra, và tới đây không biết còn lực lượng nào nữa phải chặn bắt xe để kiểm tra xem đã đóng phí hay chưa?
Chúng ta đang cải cách thủ tục hành chính một cách quyết liệt để làm trong sạch bộ máy, chống sự nhũng nhiễu của một bộ phận không nhỏ công chức Nhà nước, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước của các cơ quan công quyền trong từng lĩnh vực. Nhưng ở một số ngành, có thể nói rằng, hiệu quả chưa được bao nhiêu, nhất là trong việc thu phí, lệ phí.
Một thẻ ATM theo dự tính sẽ phải chịu: - Phí phát hành thẻ lần đầu từ 50.000 - 90.000 đồng, |
Sở dĩ có tình trạng thu phí, lệ phí tràn lan và kéo dài như vậy, đầu tiên là xuất phát từ việc đã có những quan điểm không “vì dân”. Người ta cố “đẻ” ra nhiều loại phí là để tăng thu, nhưng thực chất không phải tăng thu cho ngân sách nhà nước, mà chỉ là tăng thu cho nhóm ngành nghề ấy, loại công việc ấy.
Thứ hai là để phục vụ cho bộ máy làm nhiệm vụ đó và cho địa phương, cho bộ, ngành, hay nói một cách thẳng thắn rằng nơi nào có quyền đẻ ra được việc thu phí và lệ phí thì cứ làm. Thậm chí từ thôn, xã cũng có quyền thu lệ phí và phí. Tình trạng này thể hiện sự chỉ đạo từ trên xuống không được ở dưới thực hiện nghiêm, mà vì lợi ích địa phương, lợi ích riêng của ngành mình, nghề mình. Khi sinh ra các loại phí, lệ phí, người ta đã không nghĩ đến ảnh hưởng của loại phí đó với toàn cục là như thế nào.
Vậy bây giờ phải làm thế nào?
Rõ ràng, nếu như chúng ta cứ du di và cứ lấy lý do nếu bỏ phí thì thế này, thế kia, hay thậm chí là đời sống của nhân viên sẽ khó khăn thì sẽ không bao giờ dẹp bớt được phí và lệ phí. Các chế độ chính sách được sinh ra là nhằm phục vụ người dân và quản lý xã hội tốt hơn, chặt chẽ hơn. Nhưng nếu sự chặt chẽ đó chỉ phục vụ cho một nhóm lợi ích thì đó là hỏng.
Không hiểu rồi đây khi TP HCM quyết định thu phí xe máy, các tỉnh, thành khác sẽ ra sao? Cũng một chiếc xe máy, nơi này thì không thu, nơi kia lại thu phí. Thiết nghĩ, làm gì cũng phải thống nhất trong cả nước, chứ không nên nơi này thu, nơi kia bỏ.
Vậy nên, nếu sinh ra việc thu phí, đặc biệt như chuyện thu phí xe máy mà chỉ để phục vụ riêng cho địa phương mình thì cần xem xét cẩn trọng.
Nếu không, mỗi tỉnh, thành, mỗi bộ, ngành lại là một “vương quốc” riêng thì gay lắm.
Các loại phí phải đóng khi xe lăn bánh trên đường: - Phí trước bạ: 10-15%, tùy thành phố. |
Như Thổ