Nước Mỹ và vụ lật đổ Ngô Đình Diệm (Kỳ 2)
(PetroTimes) - (PetroTimes) - Bản nghiên cứu của Lầu Năm Góc cho thấy thêm hai yếu tố: “Việc thông đồng từng bước của Mỹ với âm mưu, mà trước đây chỉ nói tới một cách lờ mờ; sụ thù nghịch bên bên trong Chính phủ Mỹ khiến chính phủ này gần đi đến chỗ tê liệt trong những giờ phút quyết định”.
Cuối tháng 8, cuộc đảo chính của các tướng lĩnh có thể xảy ra vào bất cứ giờ nào. Có lẽ nghĩ đến thất bại trong vụ đổ bộ lên Vịnh Con Lợn ở Cuba, Tổng thống Kennedy đã gửi mật thư cho Đại sứ Lodge, ông nói: “Qua kinh nghiệm, tôi nhận thấy rằng thất bại còn nguy hại hơn là một tình trạng dùng dằng thiếu quyết định… Một khi tiến hành là chúng ta phải đi đến thắng lợi, nhưng thà là thay đổi ý định còn hơn là thất bại”.
Ngày 30-10, âm mưu đảo chính bị đình hoãn, rồi sau đó lại tiến hành, Nhà Trắng còn điện chỉ thị cho C.Lodge tiếp tục đình hoãn bất cứ mưu toan đảo chính nào nếu thấy không có “nhiều triển vọng về sự thành công”, tuy nhiên bức điện cũng dành sự quyết định tối hậu cho ông Đại sứ và xác định rằng một khi cuộc đảo chính dưới sự lãnh đạo có trách nhiệm “đã khởi sự” vì quyền lợi của Chính phủ Mỹ nó phải thành công”. Trong bức điện phúc đáp, Lodge nói: “Các tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa yêu cầu họ có thể cần tới một ngân khoản vào phút chót, để mua chuộc nhóm chống đối”. Theo ký giả Kamơ trong Vietnam - A History thì trưa ngày 1-11-1963, Conein mang theo số tiền 3 triệu đồng VN để “quân đảo chính sử dụng nếu cần”. Số tiền này không ai biết trừ tướng Đôn và ông này cũng không trình báo cho Hội đồng tướng lĩnh biết có nhận hay không và sử dụng vào việc gì.
Ông Ngô Đình Diệm (1901-1963), với Vatican
Bản nghiên cứu của Lầu Năm Góc xác định rằng: “Về cuộc đảo chính quân sự chống lại Ngô Đình Diệm, nước Mỹ phải nhận lấy tất cả phần trách nhiệm về mình. Bắt đầu từ tháng 8-1963, chúng ta đã nhiều lần cho phép, chấp thuận và khuyến khích những tướng lĩnh Việt Nam cố gắng đảo chính, và dành sự yểm trợ hoàn toàn cho một chính phủ kế tiếp. Hồi tháng 10, chúng ta đã cắt viện trợ cho Diệm, trực tiếp bật đèn xanh cho các tướng lĩnh, chúng ta duy trì sự tiếp xúc kín với họ qua sự chuẩn bị kế hoạch cũng như thực hiện cuộc đảo chính và tìm cách duyệt lại các kế hoạch hành quân của họ và đề nghị chính phủ mới”.
Bản nghiên cứu của Lầu Năm Góc cho thấy thêm hai yếu tố: “Việc thông đồng từng bước của Mỹ với âm mưu, mà trước đây chỉ nói tới một cách lờ mờ; sụ thù nghịch bên bên trong Chính phủ Mỹ khiến chính phủ này gần đi đến chỗ tê liệt trong những giờ phút quyết định”.
Ở Sài Gòn, hai kẻ đối nghịch nhau là Đại sứ Lodge và Tướng Harkins.
Theo bản nghiên cứu của Lầu Năm Góc, viên Đại sứ đã mau chóng trở thành một nhân vật trọng yếu tham dự vào âm mưu chống Diệm trong khi Tướng Harkins bất bình vì điều mà ông cảm thấy có sự đối xử tệ với Diệm. Trong một bức điện gửi cho Tướng Maxwell Taylor, Chủ tịch Ủy ban Tham mưu Liên quân hôm 30-10, chưa đầy 48 giờ trước khi xảy ra cuộc đảo chính, Tướng Harkins nói: “Tôi muốn đề nghị là chúng ta cố gắng đừng thay ngựa quá sớm”. Thư Harkins gửi Taylor viết: “Nói cho cùng, dù đúng hay sai, chúng ta đã ủng hộ Diệm trong 8 năm khó khăn. Đối với tôi, nay để ông ta bị đổ là một điều không ổn. Nước Mỹ đã từng là Mẹ bề trên và Cha rửa tội của ông ta từ ngày ông ta lên cầm quyền và ông ta đã nương tựa vào chúng ta rất nhiều”.
Đại sứ Lodge và Tướng Harkins đã chạm nhau trong nhiều dịp; hầu hết các việc quan trọng và sự mâu thuẫn của hai người lan truyền đến các cấp cao nhất trong Chính phủ Hoa Kỳ.
Hai ông, có lúc, chuyển những thông điệp trái nghịch đến những người âm mưu làm đảo chính. Về sau, Đại sứ Lodge kiểm soát chặt chẽ mưu toan đảo chính đến nối Tướng Harkins phải điện về Washington để phản kháng là ông đang bị chìm vào bóng tối.
Cuối cùng, chính Lodge, một viên Đại sứ cực kỳ tự tin, với thế lực chính trị độc lập, quyết chứng tỏ thế độc tôn của mình, đã có ảnh hưởng quyết định đối với Chính phú Kennedy.
Sự đồng lõa của Chính phủ Kennedy trong vụ lật đổ Diệm năm 1963 được tài liệu chứng dẫn trong bản nghiên cứu của Lầu Năm Góc nói rằng thời kỳ ấy Mỹ đã “vô tình nhấn sâu” sự can thiệp của mình vào cuộc chiến tranh Việt Nam.
Tháng 8-1963, George Ball, quyền Ngoại trưởng Hoa Kỳ nói với ông Cabot Lodge, tân Đại sứ Mỹ ở Nam Việt Nam rằng Diệm phải “đổi” vợ chồng Nhu, nếu không “chúng ta không còn có thể ủng hộ Diệm được”.
Cuộc đảo chính tiến hành đúng như dự liệu, lúc 1 giờ 30 phút chiều ngày 1-11-1963. Không bao lâu sau đó, diệm điện thoại cho Lodge để thăm dò lập trường của Mỹ. Lodge đáp là không được thông báo đầy đủ tin tức và Chính phủ Mỹ không thể nào có một quan điểm vì lúc này là 4 giờ sáng ở Hoa Kỳ - Lodge nói tiếp: “Bây giờ tôi lo ngại cho sự an toàn của ngài. Tôi có tin là những người có trách nhiệm trong hoạt động lật đổ đề nghị để ngài và bảo vệ của ngài xuất ngoại nếu ngài từ chức. Ngài có nghe thấy điều ấy chưa?”.
Lodge còn nói: “Vâng, nếu tôi có thể làm được gì cho sự an toàn của ngài, xin gọi cho tôi”. Diệm đáp: “Tôi đang cố gắng tái lập trật tự”. Trong lúc cuộc giao tranh tiếp diễn ở Phủ tổng thống, Diệm và Nhu đi trên một chiếc xe Jourgonette hiệu Citroen2 CV từ tối ngày 30-10 vào chợ Lớn. Theo tài liệu của Lầu Năm Góc thì đêm hôm ấy Diệm đã liên lạc bằng điện thoại với các tướng lĩnh làm đảo chính, và các tướng lĩnh thúc giục Diệm nên ra hàng, đề nghị bảo đảm an toàn cho ông ta ra phi trường rời Nam Việt Nam.
Theo giả thuyết của Lầu Năm Góc, một số đơn vị cơ giới đến đưa Diệm về Bộ tổng Tham mưu, căn cứ của các tướng đảo chính, và đơn vị này đặt dưới quyền chỉ huy của một kẻ thù lâu ngày của Diệm, họ đã bắn chết Diệm - Nhu trong một xe cơ giới trên đường đưa ông ta về Bộ tổng Tham mưu chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Trong cuốn sách nhan đề Our Vietnam Nightmare (Cơn ác mộng Việt Nam của chúng ta) xuất bản hồi đầu năm 1965, nữ ký giả Higgino đã viết như sau: “Trong một cộc nói chuyện với một người Mỹ nhiều tháng sau cuộc đảo chính, Big Minh, viên tướng đứng đầu Hội đồng quân nhân, nhưng chính ông cũng lại phải lưu vong, đã tuyên bố: “Chúng tôi không có cách nào khác - Họ phải bị giết”. (Họ ở đây chỉ anh em Diệm). Chính phủ Kennedy được diễn tả là đã bị xúc động và kinh hoảng trước vụ sát hại hai anh em Diệm – Nhu.
Về sau, ông Arthur Schlesinger Jf, nhân viên trong Nhà Trắng đã diễn tả thái độ của Tổng thống Kennedy khi nhận được tin anh em Diệm chết. Ông ta (chỉ Tổng thống Kennedy) buồn bã và tức giận. Ông ý thức rằng Việt Nam là một thất bại to lớn của ông trong chính sách ngoại giao. Nhớ đến nước Pháp ở Đông Dương hồi năm 1951, ông luôn tin rằng có một ngày nào đó, cuộc can thiệp của Mỹ có thể đưa chủ nghĩa quốc gia của người Việt quay sang chống lại người Mỹ và biến một cuộc chiến ở châu Á thành cuộc chiến của người da trắng. Ông lắc đầu không tin là Diệm và Nhu tự sát vì họ là người công giáo.
Ông nói: “Đáng lẽ chẳng nên kết thúc như thế” (trong quyển A Thousand days của Giáo sư Arthur Schlesinger).
Bản nghiên cứu của Lầu Năm Góc đã nói rằng: “Diệm cuối cùng đã chấp nhận đề nghị của các tướng lĩnh bảo đảm an toàn cho ông ra khỏi nước nhưng ông ta vẫn bị các đơn vị cơ giới bắn chết”.
V.H (tổng hợp)