Điều trị bằng... dinh dưỡng
Dinh dưỡng là một phương pháp hỗ trợ điều trị vô cùng hiệu quả. Thế nhưng tại các bệnh viện hiện nay, mặc dù vấn đề này đã được quan tâm hơn so với trước song thực sự chưa đạt được kết quả như mong muốn. Đã có rất nhiều bệnh nhân đáng tiếc tử vong không phải vì chứng bệnh nan y mang trong người mà lại vì… suy dinh dưỡng.
Năng lượng Mới số 377
Chết vì suy dinh dưỡng
Một con số mới được công bố gần đây đã khiến không chỉ người “ngoại đạo” mà ngay cả giới y học cũng phải giật mình khi có tới 50% bệnh nhân nội trú đang trong tình trạng dinh dưỡng kém hoặc thiếu hụt dinh dưỡng một cách trầm trọng. Có những bệnh nhân chỉ còn da bọc xương, không đủ sức để tiếp nhận thuốc điều trị cũng như chống chọi với bệnh tật. Bác sĩ Nguyễn Hữu Toản, nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Chợ Rẫy đã phát biểu tại Hội thảo “Thực trạng và hệ quả của việc thiếu hụt dinh dưỡng”: “Thiếu hụt dinh dưỡng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như tăng khả năng xảy ra biến chứng viêm loét, nhiễm trùng, ngất xỉu, kéo dài thời gian nằm viện, tăng tỷ lệ tái nhập viện, tăng chi phí điều trị và nguy cơ tử vong”. Còn một số bác sĩ dinh dưỡng khác thì lại chia sẻ họ đã chứng kiến những cái chết thương tâm của bệnh nhân do suy kiệt sức khỏe vì không đủ dinh dưỡng chứ không phải vì bệnh tật.
Mặc dù thực trạng dinh dưỡng trong điều trị đang diễn ra như vậy song có một thực tế theo chính đánh giá của Bộ Y tế là: Hiện có đến 31% bệnh viện tỉnh không có khoa dinh dưỡng; tỷ lệ các bệnh viện thuộc trường đại học và bệnh viện ngành chưa thành lập khoa hoặc tổ dinh dưỡng cũng còn khá cao. Cụ thể như theo khảo sát của Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM, mới chỉ có 70% bệnh viện trên địa bàn đáp ứng yêu cầu về dinh dưỡng, tiết chế cho người bệnh. Đáng chú ý là có hơn 1/3 số bệnh viện tư nhân chưa đáp ứng yêu cầu này.
Bệnh nhân thiếu hụt dinh dưỡng
Từ những “lỗ hổng” trên đây dẫn đến có tới hơn 60% bệnh nhân nhập viện không được xét nghiệm nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng. Kể cả ở những bệnh viện chuyên khoa hàng đầu, việc đánh giá dinh dưỡng cho bệnh nhân cũng rất hạn chế do thiếu hụt đội ngũ chuyên môn, trang thiết bị... Chỉ một số trường hợp bệnh nặng mới được mời hội chẩn dinh dưỡng. Hậu quả là cứ 3 người nhập viện thì có ít nhất một suy dinh dưỡng, tình trạng trầm trọng hơn khi họ xuất viện.
Tại hội nghị về dinh dưỡng, tiết chế trong bệnh viện do Bộ Y tế tổ chức ở TP HCM vào cuối tháng 7 vừa qua cũng ra đưa một con số đáng lo ngại: Có khoảng 30-50% bệnh nhân nằm viện bị suy dinh dưỡng; có tới 2/3 số bệnh nhân nằm viện không được thầy thuốc quan tâm đến tình trạng dinh dưỡng. Trong khi đó, bản thân người bệnh rất ít để ý đến vấn đề này, họ chủ yếu nghĩ đến thuốc, bác sĩ, các thủ thuật, phẫu thuật…
Trong khi theo ước tính của Viện Dinh dưỡng quốc gia, tỷ lệ suy dinh dưỡng của những bệnh nhân đang nằm điều trị nội trú tại các bệnh viện chiếm khoảng 40-50%. Tại Bệnh viện Bạch Mai, có đến 65% người bệnh điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực nhập viện trong tình trạng suy dinh dưỡng. Hay như điều tra cắt ngang 95/300 bệnh nhân vào bệnh viện Bạch Mai trong giai đoạnh từ tháng 8 đến tháng 12-2010 cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng lên tới 65% (BMI<18,5) trong đó suy dinh dưỡng vừa và nặng là chủ yếu và 65% suy dinh dưỡng (chủ yếu là nhẹ) khi ra viện.
Tỷ lệ này ở Việt Nam rõ ràng tương đương, thậm chí cao hơn mức trung bình của thế giới (khoảng 50% bệnh nhân nội trú bị suy dinh dưỡng) và đây là tình hình chung tại các cơ sở y tế ở tất cả quy mô, công và tư.
Dinh dưỡng quan trọng như thuốc
Theo bác sĩ cao cấp Đinh Thị Kim Liên, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, dinh dưỡng có vai trò quan trọng như thuốc và ảnh hưởng không nhỏ đến tiến triển bệnh.
Theo một nghiên cứu gần đây, việc áp dụng bổ sung dinh dưỡng bằng đường uống cho bệnh nhân nội trú giúp giảm thời gian nằm viện, giảm chi phí cho mỗi lần điều trị và giảm tỷ lệ tái nhập viện trong vòng 30 ngày.
Một nghiên cứu khác so sánh nuôi ăn qua tĩnh mạch và nuôi dưỡng qua ống thông (34 bệnh nhân) trên 65 bệnh nhân bỏng nặng cho thấy việc áp dụng sớm biện pháp nuôi dưỡng qua ống thông giúp giảm 4,3 lần tỷ lệ tử vong. Cùng đó tỷ lệ sốc nhiễm khuẩn cũng ở nhóm bệnh nhân này giảm 3,7 lần và rút ngắn thời gian dùng kháng sinh từ 20 ngày xuống 13 ngày. Ngoài ra, dinh dưỡng kém hoặc thiếu hụt dinh dưỡng còn ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của bệnh nhân sau khi đau ốm, bị thương, giải phẫu.
Để giải quyết vấn đề này, nhiều bệnh viện gần đây ngày càng chú trọng đến chuyện nuôi dưỡng người bệnh, có những đánh giá trình trạng dinh dưỡng ngay trong 24 giờ tính từ khi người bệnh vào viện; tính toán năng lượng và thành phần các dưỡng chất cho từng thời điểm điều trị; truyền dinh dưỡng qua đường tiêu hóa được ưu tiên nếu hệ tiêu hóa còn hoạt động, sau đó mới đến đường tĩnh mạch vì truyền dinh dưỡng qua đường tiêu hóa là con đường sinh lý nhất, dễ làm nhất, hiệu quả nhất và rẻ tiền nhất.
Cụ thể, tại Bệnh viện Bạch Mai hiện đã xây dựng 42 chế độ ăn áp dụng cho bệnh nhân người lớn (trong đó có đầy đủ chế độ ăn bình thường, chế độ bồi dưỡng, 7 chế độ ăn cho bệnh nhân đái tháo đường, 10 chế độ ăn cho bệnh nhân thận, 5 chế độ ăn cho bệnh nhân tim mạch, 6 chế độ ăn cho bệnh nhân tiêu hóa, chế độ ăn cho bệnh nhân Gout, bệnh nhiễm khuẩn, hậu phẫu, chế độ ăn dành cho người nghèo) và 32 chế độ ăn áp dụng cho trẻ em bao gồm chế độ ăn cho các lứa tuổi, chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng, tiêu chảy và các chế độ ăn bệnh lý khác, từ các suất ăn thông thường đến dạng súp dinh dưỡng ăn qua đường xông.
Ngoài ra, 1 xu hướng mới mang lại sự tiện lợi và hiệu quả cho người bệnh là các loại sản phẩm nuôi dưỡng, đặc hiệu cho người bệnh tiểu đường (giúp kiểm soát đường huyết sau ăn hiệu quả, tăng sức đề kháng cơ thể, cung cấp chất xơ…) cả dạng ăn qua đường xông như Medifood RTH Glutrol 500 và ăn trực tiếp như Medifood Glutrol 1.5… hay Medifood 1.5 cho người bệnh bị hạn chế về thể tích chất lỏng đưa vào cơ thể (hậu phẫu, chấn thương chỉnh hình, bỏng, bệnh nhân ung thư…).
Medifood 1.5 là sản phẩm có công thức dinh dưỡng nồng độ cao với hàm lượng cân bằng của 5 nhóm chất dinh dưỡng chính (protein, lipid, carbohydrate, vitamin và khoáng chất). Sản phẩm này rất hiệu quả khi bổ sung dinh dưỡng cho bệnh nhân bị hạn chế về thể tích chất lỏng đưa vào cơ thể. Tỷ trọng năng lượng 1.5kcal/ml giúp cung cấp năng lượng một cách nhanh chóng và đầy đủ cho đối tượng có nhu cầu năng lượng cao (bệnh nhân hậu phẫu, chấn thương chỉnh hình, bỏng, bệnh nhân ung thư...). Medifood RTH LD 500 là sản phẩm giúp cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân qua đường ăn xông bằng cách tăng cường các chất chống oxy hóa, giúp giảm biến chứng trên các bệnh nhân nặng và giúp hỗ trợ điều trị cho nhiều đối tượng bệnh lý khác nhau. Medifood RTH Glutrol 500 là sản phẩm công thức dinh dưỡng cân đối cho bệnh nhân đái tháo đường giúp làm giảm hàm lượng glucose trong máu sau ăn và cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân đái tháo đường. Thành phần dinh dưỡng sinh năng lượng có trong Medifood RTH Glutrol 500 giúp điều tiết glucose máu. Medifood RTH Glutrol 500 sử dụng ít carbonhydrate, hàm lượng cao các acid không bão hòa đơn (MUFA) và tỷ lệ % các thành phần giúp kiểm soát đường huyết sau ăn hiệu quả. Sản phẩm Medifood Glutrol 1.5 là sản phẩm giúp làm giảm hàm lượng lipid huyết thanh và glucose trong máu, cung cấp năng lượng hiệu quả với hàm lượng calo cao gấp 1,5 lần sản phẩm thông thường. Medifood Glutrol 1.5 chứa hàm lượng carbohydrate thấp, cung cấp palatinose làm ngăn ngừa việc tăng đường huyết và chất béo sau ăn. Việc cung cấp chất xơ đậu nành giúp kiểm soát hàm lượng glucose trong máu sau ăn. Về chức năng dinh dưỡng, Medifood Glutrol 1.5 sử dụng protein 100% natri caseinate, thúc đẩy tiêu hóa, hấp thu và tăng cường sử dụng protein, bổ sung dinh dưỡng nhanh chóng và hiệu quả.
|
Phương Anh