Lợi và hại khi ăn mận
Mận là trái cây phổ biến và được mọi người yêu thích, ăn nhiều trong mùa hè. Tuy nhiên nếu ăn nhiều mận thì lại có những tác hại không ngờ tới cho sức khỏe của bạn.
Những lợi ích
- Mận chứa nhiều carotene khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A rất tốt cho mắt.
- Chống bệnh tiểu đường: theo một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Trường đại học Annamalai (Ấn Độ), chiết xuất từ quả mận giúp tăng tổng số hemoglobin, vốn là chất vận chuyển ôxy trong các tế bào hồng cầu. Nhiều nghiên cứu cũng đã được thực hiện để đánh giá hiệu quả chống bệnh tiểu đường của quả mận.
- Ngừa tiêu chảy: nước ép từ quả mận chín hoặc nước sắc của nó được xem có tác dụng ngừa tiêu chảy mãn tính.
- Chống ung thư: quả mận còn giúp điều trị và phòng chống ung thư.
- Kích thích tiêu hóa: mận có thể ăn trực tiếp, ép lấy nước uống hoặc chế biến thành mận khô, mứt, giúp kích thích tiêu hóa, điều trị nóng trong, ăn khó tiêu, lợi tiểu, tiêu thũng, giảm ho… Nước ép từ quả mận có thể làm nước giải khát mùa hè rất tốt.
- Hỗ trợ hấp thu sắt: quả mận có màu đỏ sẫm hoặc xanh, ăn vừa chua ngọt, giòn, nhiều nước và được nhiều người ưa thích. Theo y học cổ truyền, mận có vị chua chát, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát. Trung bình mỗi quả mận có thể cung cấp 10% nhu cầu vitamin C thiết yếu cho cơ thể mỗi ngày, hỗ trợ quá trình hấp thu sắt của cơ thể.
Hại khi ăn nhiều
- Mận là loại quả có nhiều chất chua (axit) có khả năng phân giải Ca-P và chất protein trong cơ thể, nếu như các chất trên bị mất nhiều, có thể sinh bệnh.
- Ăn chua quá nhiều sẽ không có lợi cho tiêu hoá nhất là với những người có bệnh về dạ dày.
- Ngoài ra, vị chua còn làm ê răng, thối rữa chân răng, đặc biệt răng tuổi nhi đồng, ăn mận nhiều dễ bị sâu răng.
- Mận có tính nóng, ăn nhiều sẽ khiến cơ thể bị nóng trong có thể gây phát ban, mụn nhọt, nhất là đối với những người cơ địa có tính nhiệt.
- Đối với phụ nữ mang thai cũng không nên ăn nhiều mận vì sẽ gây mụn nhọt, không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
Ngọc Trân (t/h)