“Bán sắt vụn” ụ nổi 83M, vẫn được hàng trăm tỉ
Thương vụ mua ụ nổi 83M đã gây thiệt hại gần 366 tỉ đồng là không đúng. Vì sao cơ quan chức năng không xem xét việc ụ nổi 83M đang ở Việt Nam và nếu bán nó theo kiểu “bán sắt vụn” cũng được hàng trăm tỉ đồng...
>> Xuất hiện thông tin "nóng" nhất trước phiên tòa phúc thẩm Dương Chí Dũng
>> Đã nhận tội và bồi thường 4,7 tỷ đồng - Dương Chí Dũng có thể thoát tử hình
Ngày 24/4, TAND Tối cao tiếp tục xử phúc thẩm bị cáo Dương Chí Dũng và đồng phạm phạm tội “Tham ô tài sản” và “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).
Mở đầu phiên xét xử, Luật sư Trần Đình Hưng (người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị cáo Trần Hải Sơn) yêu cầu HĐXX xem xét lại hậu quả trong thương vụ mua ụ nổi 83M. Hồ sơ vụ án thể hiện, việc mua ụ 83M gây thiệt hại gần 366 tỉ đồng là không đúng. Vì sao cơ quan chức năng không xem xét việc ụ nổi 83M đang ở Việt Nam và nếu bán nó theo kiểu “bán sắt vụn” cũng được hàng trăm tỉ đồng.
Ụ nổi 83M vẫn có giá hàng trăm tỉ đồng.
Dẫn dắt vấn đề, Luật sư Trần Đình Hưng đưa ra một số ví dụ về thực tế, đã có những con tàu biển đem bán sắt vụn cũng lên đến hàng trăm tỉ đồng.
Từ những lập luận trên, Luật sư Trần Đình Hưng khẳng định: “Con số thiệt hại không đến mức gần 366 tỉ đồng như hồ sơ vụ án đã nêu”.
Còn Luật sư Nguyễn Thị Kim Ngọc nói, tại phiên tòa, Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Tài chính cũng chưa thống nhất việc ụ nổi 83M là tàu biển. Việc mua ụ nổi là do nghị quyết của Hội đồng quản trị Vinalines quyết định, các bị cáo chỉ là người thực hiện để làm tròn nhiệm vụ. Đề nghị HĐXX xem xét hành vi của các bị cáo. Đối với hành vi chia nhau 1,666 triệu USD của bị cáo Trần Hải Sơn và Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc, Trần Hữu Chiều chỉ là trục lợi, chứ không phải hành vi tham ô tài sản.
Hình ảnh phiên tòa ngày 24/4.
Luật sư Phạm Thanh Sơn (người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị cáo Trần Hải Chiều) nói: Tôi nhận thấy bị cáo Trần Hữu Chiều thực hiện hành vi cố ý làm trái vì làm theo chỉ thị, điều hành cấp trên, mong HĐXX xem xét. Còn về tội tham ô tài sản, việc bị cáo Trần Hữu Chiều nhận tiền của Trần Hải Sơn, số tiền này do Công ty AP chuyển cho. Hiện vẫn chưa xác định tiền này là của Công ty AP hay của Vinalines nên không thể khẳng định các bị cáo phạm tội tham ô tài sản.
Luật sư Sơn đề nghị HĐXX hủy án sơ thẩm về tội tham ô của bị cáo Trần Hữu Chiều để điều tra bổ sung. Hiện nay ụ nổi vẫn còn thì Vinalines không thể khẳng định có thiệt hại hay không (!).
Ụ nổi 83M nếu bán theo giá sắt vụn cũng được giá, chứ chưa nói gì đến chuyện bán theo hình thức máy móc, dụng cụ sửa chữa tàu biển. Có chăng chỉ có thể nói rằng Vinalines mua đắt, vẫn thể hiện trong hóa đơn, sổ sách, còn muốn các bị cáo bồi thường thì phải tổ chức giám định xem ụ nổi có giá trị bao nhiêu lúc đó mới tính được thiệt hại và con số cụ thể để các bị cáo bồi thường.
Đề nghị HĐXX giảm mức án đối với tội làm trái, hủy án sơ thẩm với tội tham ô tài sản để điều tra bổ sung, về trách nhiệm dân sự giảm mức bồi thường đối với bị cáo Chiều.
>> Dũng, Phúc đua nhau "thề độc"
>> Vợ Dương Chí Dũng đòi nhà chồng mua cho bồ
>> Văn bản có thể thay đổi một phần vụ án Dương Chí Dũng – Vinalines
Tiến - Minh