Vì sao Dương Tự Trọng giúp anh trai bỏ trốn không thành?
Ngay sau vụ án Vinalines, Dương Chí Dũng chịu án tử hình là phiên tòa xử Dương Tự Trọng. Cho đến bây giờ, khi phiên tòa sơ thẩm đã khép lại và Dương Tự Trọng bị kết mức án nặng chưa từng có trong lịch sử Tòa án Việt Nam thời cận đại - 18 năm tù cho tội tổ chức cho người trốn ra nước ngoài - dù người được giúp chính là anh trai mình, thì người ta mới có dịp bình tĩnh phân tích.
>> Bầu chọn "Ngôi sao phản cảm nhất năm 2013" tại đây
>> 18 năm sau, còn ai nhớ đến Dương Tự Trọng?
Dương Tự Trọng
Đã có nhiều ý kiến tỏ ra tiếc nuối cho Dương Tự Trọng và rằng "Tại sao không khuyên anh trai ra đầu thú?", rằng "Giá như Dương Tự Trọng tỉnh táo, đưa anh ra đầu thú thì vẹn lý, vẹn tình". Rồi "làm Công an lõi đời mà còn dại dột!".
Người viết bài này cũng lấy làm lạ là tại sao Trọng lại giúp anh trai bỏ trốn mà không có sự chuẩn bị từ trước? Nếu như kế hoạch bỏ trốn đó diễn ra trước đó vài tháng thì sự thể có lẽ đã khác.
Là công an có kinh nghiệm trong chống tội phạm hình sự,Trọng phải thừa hiểu trốn trong hoàn cảnh gấp gáp như vậy, kiểu gì cũng bị phát hiện, nhất lại là ở những nơi mà "bàn tay" của lực lượng An ninh Việt Nam với tới.
Nếu trốn được sang Mỹ, hoặc một nước phương Tây nào đó thì dù có phát hiện ra cũng khó bắt giải về, bởi Dương Chí Dũng không phải là tội khủng bố, buôn bán ma túy, buôn người…
Trọng giúp anh bỏ trốn chỉ có 2 lý do:
Thứ nhất là Dương Tự Trọng biết rõ hơn ai hết mức án dành cho anh trai mình nếu bị bắt. Đặc biệt là trong không khí chống tham nhũng đang sôi sục, việc đưa ra xử để "làm gương", để "có tính răn đe" là điều hoàn toàn có thể.
Chính vì vậy mà Trọng đã tổ chức cho anh trai trốn ra nước ngoài trong hoàn cảnh không có sự chuẩn bị từ trước. Dương Tự Trọng không đủ thời gian để đưa Dương Chí Dũng đi xa, mà chỉ loanh quanh ở Việt Nam, Campuchia.
Thứ hai, Trọng "dại dột" như vậy là vì quá tự tin vào khả năng của mình, và đánh giá thấp khả năng điều tra của lực lượng cảnh sát, an ninh, cùng sự phối hợp, trao đổi thông tin giữa các cơ quan an ninh mà Công an Việt Nam đã có hợp tác.
Có lẽ trong trường hợp này, Dương Tự Trọng, Dương Chí Dũng và các quan chức Vinalines phải gọi Phạm Trung Cang là "sư phụ". Bởi vì khi cơ quan tố tụng quyết định khởi tố, ông ta đã "lặn" không sủi tăm từ lâu rồi.
Làm cái gì mà "nước đến chân mới nhảy" thì ắt sẽ hỏng việc mà thôi.
>> Bầu chọn "Ngôi sao phản cảm nhất năm 2013" tại đây
Kim Triêu