Điều tra tài nguyên bể than sông Hồng: Đề án được xây dựng khoa học nghiêm túc và khả thi
(Petrotimes) - Sau khi game bài đổi thưởng trực tuyến đăng tải bài phỏng vấn kỹ sư Nguyễn Xuân Nhự, Ủy viên BCH Hội Dầu khí Việt Nam, Chủ tịch Chi hội Dầu khí Thái Bình, nguyên chuyên viên cao cấp, hàm Phó vụ trưởng Vụ Dầu khí Văn phòng Chính phủ, với tựa đề: “Điều tra tài nguyên than bể Sông Hồng: Vì sao không đánh giá bằng chính dữ liệu khi thăm dò dầu khí?”, tòa soạn đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi, bày tỏ sự quan tâm đến vấn đề này.
>> Vì sao không đánh giá bằng chính dữ liệu khi thăm dò dầu khí?
Để rộng đường dư luận, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với lãnh đạo Tổng cục Địa chất và Khoáng sản (Bộ Tài nguyên và Môi trường) xung quanh những vấn đề bài báo đã nêu.
Dưới đây là ý kiến trả lời chính thức của TS Nguyễn Quang Hưng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản về Đề án “Điều tra, đánh giá tổng thể tài nguyên than phần đất liền bể Sông Hồng” (sau đây gọi tắt là đề án) do Tổng cục chủ trì.
Tháng 6/2009, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản được giao nhiệm vụ lập đề án. Sau khi nhận nhiệm vụ, tập thể tác giả gồm các nhà địa chất thuộc Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, các cơ quan và Viện Nghiên cứu Địa chất - Khoáng sản thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), một số chuyên gia thuộc lĩnh vực địa chất - khoáng sản đã nghỉ hưu, xác định công việc đầu tiên là phải tiếp cận, xử lý khối lượng khổng lồ tài liệu về tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) hiện đang lưu giữ tại PVN, TKV và một khối lượng không nhỏ nữa tài liệu tìm kiếm, thăm dò than ĐBSH tại Lưu trữ Địa chất. Ngoài ra để hỗ trợ cho tập thể tác giả với mong muốn đề án thành lập có chất lượng cao xứng tầm với quy mô của đề án, Tổng cục đã quyết định thành lập ban cố vấn đề án mà thành phần là các nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực địa chất, tìm kiếm thăm dò than thuộc Tổng hội Địa chất, TKV, PVN...
Liên đoàn Intergeo khoan thăm dò khí - than tại mức - 600 tại Khoái Châu, Hưng Yên
Để xử lý, tổng hợp các tài liệu trên làm cơ sở khoa học thiết kế các phương pháp kỹ thuật điều tra đánh giá than ở phần đất liền bể Sông Hồng (SH), Tổng cục Địa chất và Khoáng sản đã phối hợp với Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) để xử lý, phân tích tổng hợp tài liệu địa chấn cũ. Theo đó, VPI đã thu thập, phân loại tài liệu qua các thời kỳ và đã xác định tài liệu sử dụng để xử lý là 2.996,39km tuyến địa chấn 2D và 3.200km tài liệu địa vật lý giếng khoan để xây dựng mô hình địa chấn. Đồng thời, tập thể tác giả đã nghiên cứu thu thập tài liệu từ gần 100 lỗ khoan và những mét mẫu lõi khoan hiện còn lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ Viện Dầu khí (VPI). Kết quả tổng hợp đã phản ánh được cấu trúc địa chất, xác định được tầng chứa than chính và diện phân bố than tập trung tại Thái Bình.
Từ các tài liệu mà công tác điều tra, thăm dò dầu khí của PVN còn lưu lại, có thể chỉ ra được một số tập chứa các vỉa than, nhưng không có thông tin về đặc điểm cấu tạo ở từng điểm cắt vỉa than. Mặt khác, không có tài liệu xác định chất lượng than (thành phần có ích, có hại), hầu như không còn lõi khoan lưu về than. Các nhà địa chất - địa vật lý của VPI đã cung cấp đầy đủ cột địa tầng LK ở tỷ lệ 1/1000. Với tỷ lệ này không thể hiện được chiều sâu, chiều dày từng vỉa than (điều tiên quyết với địa chất than); các mặt cắt địa chất - địa vật lý ở tỷ lệ 1/20.000 chỉ thể hiện được chiều sâu hệ tầng chứa than mà không thể hiện được vỉa than và liên kết được chúng. Với thông tin các vỉa than có chiều dày 1-20m thể hiện ở tỷ lệ trên là không có ý nghĩa. Mục tiêu nghiên cứu điều tra thăm dò dầu khí (khác với điều tra đánh giá than), nên trong quá trình khoan nhiều đoạn mẫu bị phá, không có mẫu phân tích chất lượng than và các nghiên cứu về địa chất thủy văn, địa chất công trình đối với tầng đất đá chứa các vỉa than.
Việc tổng hợp, phân tích tài liệu được Tổng cục Địa chất và Khoáng sản thực hiện trong khoảng 30 tháng (9/2009-3/2012). Trong quá trình này đã tiến hành 6 cuộc hội thảo cấp Tổng cục, 3 cuộc hội thảo cấp Bộ. Thành phần tham gia hội thảo có mặt đầy đủ các nhà khoa học, các chuyên gia hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực này; các nhà quản lý thuộc các bộ, các tỉnh ở ĐBSH. Sau các cuộc hội thảo đã tiến hành tiếp thu chỉnh sửa và giải trình các vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau về nội dung đề án từ các đại biểu dự hội nghị và các nhà khoa học. Toàn bộ các vấn đề nêu ra trên Báo Năng lượng Mới đều đã được đề cập trong các hội nghị. Sau tổng hợp chỉnh sửa, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức thẩm định đề án với sự tham dự đại diện 8 bộ, 6 tỉnh và nhiều cơ quan khoa học. Các cơ quan phản biện là Tổng hội Địa chất, Trường ĐH Mỏ Địa chất, Bộ Công Thương. Kết luận của Hội đồng Thẩm định: Đề án đã tổng hợp đầy đủ tài liệu, lập theo đúng quy định hiện hành và khả thi; thống nhất trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Mục tiêu của đề án là: Điều tra đánh giá tổng thể tài nguyên than phần đất liền bể Sông Hồng làm cơ sở để lựa chọn các diện tích thăm dò tiếp theo. Mục tiêu tài nguyên than cấp 333, 334a, 334b đạt 210 tỉ tấn, trong đó cấp 333 đạt 10 tỉ tấn. Đến năm 2015 hoàn thành công tác đánh giá tiềm năng tài nguyên than trên diện tích 265km2 ở khu vực Đông Hưng - Tiền Hải với mục tiêu tài nguyên cấp 333 là 3 tỉ tấn và đánh giá tài nguyên các khoáng sản khác đi kèm trong quá trình điều tra than.
Tất cả các đề án đánh giá tiềm năng, thăm dò đối với khoáng sản rắn đều phải có mục tiêu về tài nguyên, trữ lượng (kể các các đề án do nước ngoài thành lập thực hiện). Mục tiêu của đề án là thể hiện khả năng dự báo, dự đoán của các nhà địa chất, trên cơ sở tiền đề, dấu hiệu và các tài liệu hiện có. Căn cứ mục tiêu để quyết định hướng đầu tư, trong quá trình thi công, nếu có biến động về tiềm năng tài nguyên theo chiều hướng xấu, không đạt mục tiêu, sẽ giảm đầu tư thậm chí có thể kết thúc sớm.
Tất cả các đề án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản đều phải xây dựng theo quy trình, quy chuẩn đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành. Đơn vị xây dựng đề án “điều tra, đánh giá tổng thể tài nguyên than phần đất liền bể Sông Hồng” là Tổng cục Địa chất và Khoáng sản đã có chiều dày gần 70 năm kinh nghiệm, với nhiều chuyên gia đầu ngành đào tạo ở các nước khác nhau. Quá trình xây dựng đề án, ngoài việc cử các cán bộ có kinh nghiệm tham gia trực tiếp, đã huy động toàn bộ các nhà khoa học, các chuyên gia hàng đầu Việt Nam vào các chương trình hội thảo, phản biện, thẩm định. Từ hệ phương pháp, diện tích điều tra, khối lượng các hạng mục công việc và đơn giá của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành, để tính ra dự toán kinh phí đề án. Dự toán này phải được thẩm định bởi cơ quan chức năng của Nhà nước
Con số 210 tỉ tấn là tổng tài nguyên than các cấp; trong đó, chủ yếu là cấp tài nguyên phỏng đoán. Con số này căn cứ từ kết quả báo cáo “Địa chất và độ chứa than miền Võng Hà Nội”. Đây là báo cáo đã được Tổng cục Địa chất phê duyệt năm 1985. Thông tin cơ bản về báo cáo này như sau: “Đây là kết quả nghiên cứu khoa học, trong nhiều năm có nhiều nhà khoa học đầu ngành địa chất nghiên cứu về than tham gia thực hiện và đã được thẩm định phê duyệt”. Trong nội dung báo cáo đã tổng hợp, liên kết giữa các yếu tố thạch học, địa vật lý, cổ sinh và độ chứa than để xác lập các quy luật phân bố. Đồng thời cũng có nhiều số liệu minh chứng. Tuy thời điểm năm 1985, các số liệu còn hạn chế, nhưng đã có các lỗ khoan LK.32 (Kiến Xương), LK.17 (Tiên Hưng)... xác định được sự có mặt đến 26 vỉa than với bề dày 1-3m phân bố ở độ sâu từ 1.243m-1.515m. Các lỗ khoan này là cơ sở để tính tài nguyên phỏng đoán của báo cáo. Báo cáo ngoài bản thuyết minh có cả các bản vẽ chi tiết kèm theo thể hiện rõ vị trí lỗ khoan, tọa độ, vị trí địa lý. Báo cáo có khối lượng tài liệu rất lớn, người đọc nếu không được nghiên cứu kỹ, đầy đủ và thiếu chuyên môn sâu sẽ có những nhận xét phiến diện, chủ quan.
Đề án “điều tra, đánh giá tổng thể tài nguyên than phần đất liền bể Sông Hồng” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bao gồm, giai đoạn 1: đo địa chấn 213,1km; khoan 62 lỗ sâu 200-1.000m để điều tra, đánh giá làm rõ: quy mô, quy luật phân bố, đặc điểm địa chất các tầng chứa than và các vỉa than, lấy mẫu phân tích chất lượng than, điều kiện địa chất thủy văn - địa chất công trình, nghiên cứu các loại mẫu khác phục vụ cho nghiên cứu cơ bản về địa chất... Tổng giá trị dự toán khoảng 500 tỉ đồng, thời gian thực hiện từ năm 2012 đến 2015. Sau khi kết thúc giai đoạn 1 sẽ tiến hành lập báo cáo tổng kết, đánh giá toàn diện về quy mô, chất lượng than, điều kiện địa chất thủy văn - địa chất công trình tầng chứa than, xem xét tính khả thi trong khai thác, sử dụng; sau đó mới đề xuất việc thiết kế, thi công giai đoạn 2. Như vậy việc thi công đề án là thận trọng, đảm bảo nguyên tắc: “tuần tự, từng bước, từ nông đến sâu”.
Công tác đo địa chấn 2D có tổng khối lượng là 213,1km, được giao cho Liên đoàn Vật lý Địa chất thuộc Tổng cục Địa chất và Khoáng sản. Đây là đơn vị có 46 năm kinh nghiệm, thực hiện nhiều công công tác vật lý địa chất. Năm 2011-2012 đã thực hiện thành công việc đo địa chấn 2D tại Mỏ muối Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào. Đối với tài liệu trọng lực và từ telua chỉ thực hiện tổng hợp lại các tài liệu hiện có để phục vụ công tác vẽ bản đồ cấu trúc là cần thiết.
Về nghiên cứu chuyên đề, đây là chuyên đề nghiên cứu cấu trúc kiến tạo gắn liền với việc đồng danh các vỉa than. Công việc này là cần thiết đối với các bể than và phải nghiên cứu thường xuyên qua mỗi giai đoạn điều tra, đánh giá, thăm dò. Nghiên cứu của PVN là nghiên cứu thạch học liên quan đến cấu trúc chứa dầu và khí.
Chủ trì thi công đề án là Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, phối hợp là VPI. Quá tình thi công, căn cứ vào kết quả địa chất sẽ tổ chức nhiều cuộc hội thảo với sự tham gia của nhiều nhà khoa học và chuyên gia đầu ngành.
Petrotimes