Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Tháo gỡ các điểm nghẽn tăng trưởng

06:15 | 16/11/2023

176 lượt xem
|
(PetroTimes) - Tăng trưởng GDP năm 2023 của Việt Nam khó đạt mục tiêu 6,5% nên cần tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn tăng trưởng, chuẩn bị các yếu tố nền tảng cho sự phục hồi và tăng tốc mạnh mẽ hơn trong giai đoạn tiếp theo.
Tháo gỡ các điểm nghẽn tăng trưởng
Dán tem cho sầu riêng

Trong bối cảnh hầu hết các nước phải hạ mức tăng trưởng, 3 động lực về đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu của kinh tế Việt Nam vẫn gặp khó khiến GDP năm 2023 dự báo có thể chỉ tăng 5%.

Theo Tổng cục Thống kê, sau khi đột ngột giảm trong tháng 9-2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 10 ước đạt 61,62 tỉ USD, tăng 4,1% so với tháng 9 và tăng 5,6% so với cùng kỳ năm 2022. Đây là tháng thứ 2 liên tiếp ghi nhận tăng trưởng dương.

Nếu tính cả 10 tháng năm 2023, hoạt động xuất, nhập khẩu vẫn còn nhiều khó khăn, kim ngạch vẫn giảm so với cùng kỳ năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa chỉ đạt 557,95 tỉ USD, giảm 9,6% so với cùng kỳ năm 2022.

Trong 10 tháng năm 2023 có 33 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD, chiếm 92,9% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 7 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỉ USD). Trong tổng số 34 mặt hàng xuất khẩu chính có 15 mặt hàng ghi nhận tăng so với cùng kỳ năm 2022. Ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 10-2023 ước đạt 29,31 tỉ USD, tăng 2,9% so với tháng 9. Tính chung 10 tháng năm 2023, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 266,67 tỉ USD, giảm 12,3% so với cùng kỳ năm 2022.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), từ tháng 6-2023 tới nay, xuất khẩu thủy sản đã dần hồi phục. Riêng tháng 9-2023, kim ngạch xuất khẩu chỉ còn thấp hơn 5% so với tháng 9-2022, nên tổng kim ngạch trong quý III/2023 chỉ thấp hơn 12% so với cùng kỳ năm 2022. Đây là mức giảm ít nhất trong 3 quý năm 2023. Một số tín hiệu tốt từ thị trường thế giới và trong nước, cũng như xu hướng tiêu dùng gia tăng vào những tháng cuối năm đang đem lại triển vọng phục hồi xuất khẩu thủy sản.

Tháo gỡ các điểm nghẽn tăng trưởng
Việt Nam cần tiếp tục duy trì các giải pháp tháo gỡ các rào cản, thúc đẩy chính sách tín dụng cho doanh nghiệp

Tuy nhiên, từ nay đến cuối năm, Việt Nam sẽ đối mặt với tình trạng nhiều mặt hàng thủy sản xuất khẩu bị cạnh tranh, nhất là mặt hàng tôm thẻ chân trắng và cá tra, dù đang chiếm 93% lượng xuất khẩu toàn cầu, nhưng lượng xuất khẩu đang bị sụt giảm nhiều ở các thị trường Mỹ, châu Âu và Trung Quốc.

Thách thức lớn nhất hiện nay của thủy sản Việt Nam là châu Âu siết chặt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, trên nguyên tắc các thành phần theo chuỗi khai thác - chế biến trên cạn phải được đánh giá theo tiêu chuẩn của châu Âu. Ngoài ra, bệnh dịch tôm “hậu ấu trùng trong suốt” chưa có phác đồ điều trị sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tôm nuôi, khiến sản lượng tôm giảm, giá thành tăng, rất khó cạnh tranh.

Một ngành hàng khác cũng có nhiều khả năng phục hồi là dệt may. Gần đây, nhiều đối tác từ châu Âu, Đông Bắc Á, Đông Nam Á... đến tìm hiểu, sản phẩm may mặc có xu hướng tăng nhanh so với các tháng đầu năm 2023. Xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ, EU có nhiều tín hiệu khởi sắc.

Quý IV/2023, ngành dệt may khởi sắc hơn khi nhu cầu của thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu đã tăng trở lại. Tuy thị trường xuất khẩu chưa đạt được mục tiêu như các năm trước, nhưng đơn hàng của doanh nghiệp dệt may đã dần phục hồi khoảng 80%, tạo động lực thôi thúc doanh nghiệp tập trung vào sản xuất và hoàn thành đơn hàng sản xuất.

Một điểm sáng trong bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2023 của Việt Nam là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ước đạt 18 tỉ USD, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2022. Đây là số vốn FDI thực hiện cao nhất của 10 tháng trong 5 năm qua.

Đặc biệt, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương nỗ lực tập trung đẩy mạnh thực hiện nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước vào các tháng cuối năm. Tính chung 10 tháng năm 2023, vốn đầu tư thực hiện từ ngân sách Nhà nước ước đạt 65,8% kế hoạch, tăng 22,6% so với cùng kỳ năm 2022.

Theo nhận định của các chuyên gia, việc dồn nguồn vốn lớn cho đầu tư công là hướng đi đúng, giúp tháo gỡ được các điểm nghẽn của nền kinh tế, đồng thời thúc đẩy giải quyết công ăn việc làm, giảm thất nghiệp và lan tỏa đến nguồn vốn huy động trong xã hội, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Để thúc đẩy tăng trưởng 2 tháng cuối năm và sang năm 2024, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, Việt Nam vẫn phải tiếp tục duy trì các giải pháp tháo gỡ các rào cản, giải tỏa các điểm nghẽn, thúc đẩy chính sách tín dụng cho doanh nghiệp, thúc đẩy đầu tư công, đồng thời giảm thuế để kích cầu tiêu dùng.

Đối với thị trường trong nước dịp cuối năm và Tết Nguyên đán năm 2024, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, kết nối cung cầu trong nước... Tiêu dùng là 1 trong 3 trụ cột tăng trưởng, là khâu cuối của chuỗi sản xuất - phân phối - tiêu dùng, khi tiêu dùng sụt giảm, thì sản xuất sẽ đình đốn, hàng hóa tồn kho... Doanh nghiệp phải luôn coi thị trường trong nước là “bệ đỡ” trong mọi tình huống để có đầu tư thỏa đáng về cơ sở hạ tầng, chất lượng sản phẩm, thực hiện các chương trình khuyến mại hiệu quả...

Việc đẩy mạnh các hoạt động kích cầu tiêu dùng nội địa, mở rộng thị trường trong nước được xác định là đòn bẩy kinh tế hữu hiệu, giúp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Nghị quyết số 43/2022/QH15 về hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có chính sách giảm 2% thuế giá trị gia tăng (GTGT) đã triển khai 2 năm qua, mang lại nhiều ý nghĩa tích cực cho doanh nghiệp, người dân.

Thuế suất thuế GTGT giảm từ 10% xuống 8% đang được áp dụng đến hết ngày 31-12-2023 cho hàng hóa, dịch vụ, ngoại trừ các nhóm hàng: Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hóa chất.

Đặc biệt, giải pháp kích cầu đầu tư nhằm nâng cao năng lực sản xuất, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Thực hiện hiệu quả giải pháp kích cầu đầu tư sẽ tạo hiệu ứng tâm lý tích cực, tạo niềm tin cho doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

Nghị quyết số 43/2022/ QH15 về hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có chính sách giảm 2% thuế giá trị gia tăng (GTGT) đã triển khai 2 năm qua, mang lại nhiều ý nghĩa tích cực cho doanh nghiệp, người dân.
9 tháng đầu năm 2023, PVOIL tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ9 tháng đầu năm 2023, PVOIL tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ
Giá dầu giảm mạnh, doanh thu tháng 10 của Petrovietnam vẫn lập đỉnh, cao nhất từ đầu nămGiá dầu giảm mạnh, doanh thu tháng 10 của Petrovietnam vẫn lập đỉnh, cao nhất từ đầu năm
Khối dịch vụ sẽ là động lực tăng trưởng mới của PetrovietnamKhối dịch vụ sẽ là động lực tăng trưởng mới của Petrovietnam

Anh Tuấn