Xin hãy cứu môn Lịch sử!
Tâm thư nặng trĩu của cô giáo dạy Sử tương lai |
Cách làm của Bộ GD-ĐT khiến môn Sử... 'chết lâm sàng' |
Đừng để học sinh 'quay lưng' với môn Lịch sử |
Thực ra, nói như thế không đúng vì câu chuyện này đã gây bức xúc trong toàn thể dư luận và trên các phương tiện thông tin đại chúng chính thống. Có rất nhiều học giả, nhà nghiên cứu, các nhà giáo danh tiếng lên tiếng phản đối về việc này.
Trong giải thích của mình, ông Hiển nói rằng không bỏ môn Lịch sử mà ghép vào học chung với Giáo dục Đạo đức - Công dân, Giáo dục Quốc phòng - An ninh. Đây là một sự ngụy biện. Bởi cái cách ghép như thế này thì không khác gì kiểu “bia kèm lạc” và đó là hình thức giết chết môn Lịch sử một cách nhanh nhất.
Rõ ràng, môn Lịch sử hiện nay đang ngắc ngoải và thêm một đòn này nữa thì xem như gục hẳn.
Ai cũng thấy sự cần thiết phải có môn Lịch sử và ý nghĩa của nó trong việc giáo dục nâng cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, về truyền thống đánh giặc giữ nước và dựng nước của cha ông. Từ xưa đến nay, người dân Việt học được rất nhiều ở lịch sử.
Chúng tôi cũng không muốn nói nhiều về ý nghĩa môn Lịch sử bởi lẽ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy rằng: “Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
Các em học sinh tiểu học chăm chú ghi chép khi tham quan Bảo tàng Lịch sử Việt Nam |
Rồi nữa ông Nguyễn Vinh Hiển lại nói rằng, những người soạn thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể là những nhà giáo dục có kiến thức rộng lớn, tài giỏi… Nếu như theo lời ông Hiển nói thì đúng là họ có kiến thức thật. Nhưng có khi đó là thứ kiến thức pha tạp Tây - Tàu - Ta hỗn độn và họ không hiểu gì về văn hóa dân tộc Việt Nam, để rồi áp dụng một cách máy móc sau khi đã tham khảo chương trình giáo dục của các quốc gia trên thế giới. “Đa thư loạn mục” - học lắm mà không biết chọn lựa, phán xét thì loạn mắt, loạn trí. Hình như họ đã bị như vậy.
Có thể họ có trí thức nhưng họ không có trí tuệ, nên mới nghiến răng gạt môn Lịch sử ra thành môn tự chọn. Và trước ý kiến phản ứng gay gắt của dư luận như vậy nhưng xem ra những người soạn ra dự thảo này vẫn kiên quyết bảo thủ, không chịu lắng nghe.
Thật ra, việc học sinh quay lưng lại với môn Lịch sử bao năm nay là tội do chính những người biên soạn sách giáo khoa. Họ đã đưa vào chương trình dày đặc mốc sự kiện mà học xong không ai còn có thể nhớ nổi. Vậy nên để cho học sinh có hứng thú hơn với môn Lịch sử thì chỉ cần thay đổi lại giáo trình, chọn lựa lại những sự kiện quan trọng của đất nước, học kỹ các sự kiện đó và có nhiều minh họa những sự tích anh hùng, những tấm gương điển hình trong quá trình dựng nước và giữ nước. Và để cho học sinh hiểu được ý nghĩa tại sao chúng ta chiến thắng kẻ thù đông hơn, mạnh hơn, giàu có hơn. Nghĩa là môn Lịch sử phải đưa vào những câu chuyện sinh động, hấp dẫn giúp cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ. Thay vì những con số khô khan.
Ở Việt Nam chúng ta mắc cái bệnh “có thì thừa mà không có thì thiếu” và khi vẽ ra thì người ta đều có đủ những lý giải rằng đây là môn cực kỳ quan trọng. Vậy tại sao không đặt ra một vấn đề như sau: Lấy môn Lịch sử là môn chính đưa nội dung Giáo dục Đạo đức - Công dân, Giáo dục Quốc phòng - An ninh vào lịch sử. Bởi giáo dục công dân dạy cho con trẻ biết hy sinh vì cộng đồng, tổ quốc, siêng năng làm việc, đoàn kết thương yêu nhau. Trong lịch sử Việt Nam cũng đã có vô vàn tấm gương như vậy. Giáo dục quốc phòng an ninh hoàn toàn có thể nằm trong môn Lịch sử mà không sợ mất đi ý nghĩa của bộ môn này. Nếu có mất chỉ là mất đi sự khô cứng, khuôn mẫu và nhiều loại vấn đề mà giảng không kỹ thì không hiểu nổi.
Một ví dụ đơn giản trong môn giáo dục an ninh quốc phòng, nếu đưa lên làm môn chính vậy các thầy cô giáo có giảng được về an ninh truyền thống và phi truyền thống không? Có phân biệt nổi các khái niệm về bảo vệ an ninh quốc gia luôn luôn biến chuyển theo từng thời kỳ hay không, thậm chí trong từng năm, có khi trong cả từng tháng. Đây là một vấn đề rất không đơn giản đối với việc nâng cao kiến thức về quốc phòng cho học sinh.
Còn bấy lâu nay, chúng ta vẫn giáo dục quốc phòng an ninh cho con trẻ theo kiểu bỏ ra một tuần đi học nghiêm nghỉ xếp đội ngũ, quay phải quay trái… thế là hết!
Thế hệ chúng tôi suốt những năm lớp 8, 9, 10 của những năm 70 của thế kỷ trước cũng đã từng học chương trình này rồi và thậm chí còn được bắn đạn thật bằng súng thể thao TZ8. Nhưng đến khi vào bộ đội tất cả kiến thức học trong trường đều xếp xó và huấn luyện bắt đầu lại từ con số 0. Thậm chí chẳng ai còn nhớ ngày xưa được học quân sự như thế nào. Hơn nữa, bây giờ là thời bình. Thử hỏi bắt các cháu đi học một tuần như thế giải quyết được cái gì. Đó cũng là một thứ chủ nghĩa hình thức mà thôi.
Mà đâu chỉ có môn Lịch sử, môn văn bây giờ cũng thê thảm không kém. Cách đây ít hôm, tôi có đọc sách giáo khoa về môn Ngữ văn lớp 7 tập 1. Quả thật đọc xong tôi không hiểu người ta sẽ dạy cái gì cho con trẻ. Khi mà cái đáng học nhất trong môn Văn đó là chất văn trong những bài văn, đó là cái đẹp của ngôn từ, đó là sự sáng tạo của ngôn ngữ của nhà văn, nhà thơ… thì họ không dạy mà nhồi vào đầu con trẻ các từ ngữ rặt kỹ thuật theo kiểu sợi tóc chẻ làm tư. Dường như người ta đang biến môn Văn thành môn Toán. Nghĩa là học sinh phải học một cách rất máy móc theo kiểu 1+1=2, nên sự thăng hoa về văn học và ngôn ngữ hầu như không còn thấy nữa.
Gần đây nhất là chuyện đưa vào sách giáo khoa bản dịch lạ hoắc bài thơ “Thần” của Lý Thường Kiệt gây tranh cãi. Người bảo đúng, người bảo sai. Người bảo hay, người bảo không hay. Nhưng có một điều rất rõ ràng đó là bản dịch mà mọi người đang quen thuộc là bản có vần, có điệu và chất thơ hơn. Còn bản dịch mới dù chẳng sai nhưng thơ mà không có vần điệu thì ai mà nhớ nổi, ai mà cảm thụ được cái hay. Dạy văn cũng như dạy lịch sử cho học sinh phải hay, không hay không ai nhớ được.
Đến tình hình như thế này, khi mà Bộ Giáo dục và Đào tạo và những nhà soạn thảo kiên quyết giữ ý kiến để môn Lịch sử thành môn tự chọn và khi họ bất chấp dư luận thì có lẽ lãnh đạo Đảng, Nhà nước cũng cần phải ra tay để cứu môn Lịch sử.
Còn học sinh không phải là không thích học lịch sử, vấn đề là dạy thế nào và dạy những gì. Cho nên học sinh không thích học và thầy thì cũng chán không muốn giảng. Dần dà, môn Lịch sử trở thành môn bị coi thường. Vì thế, thay vì chán thì bỏ, ngành giáo dục phải nhìn thấy rõ bản chất của việc dạy và học môn Lịch sử.
Có một câu chuyện rất hay về học như thế này: Người ta chú trọng dạy ngoại ngữ cho học sinh từ bậc tiểu học nhưng rồi cứ năm sau lại lặp lại năm trước. Và hầu hết học sinh khi học hết lớp 12, bước vào đời thì cái vốn tiếng Anh được học trong nhà trường suốt hơn chục năm chẳng dùng được gì cả. Còn đến khi buộc phải học để kiếm sống hoặc để có một nghề thì bắt đầu lại từ đầu. Lúc đấy mới là khổ. Bởi từ tiểu học tới trung học cơ sở học sinh đã viết sai, đọc sai, thế là việc học ngoại ngữ bao nhiêu năm công cốc. Vì thế, chúng ta chớ nên ôm đồm quá, tham lam quá mà bắt con trẻ phát triển một cách toàn diện. Muốn rằng cái gì chúng cũng phải biết, phải giỏi và rồi thực tế là không cái gì ra hồn cả.
Nếu các nhà soạn thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo còn chút tự trọng về lòng yêu nước thì nên xem lại việc gạt môn Lịch sử ra khỏi môn học chính thức là đúng hay sai.
Thôi đừng bất nhẫn với lịch sử! | |
Lịch sử phải là môn bắt buộc | |
Để học sinh học môn Sử không cảm thấy 'bắt buộc' |
Như Thổ
Năng lượng Mới 474
-
Gợi ý giải đề thi môn Lịch sử kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
-
Lịch sử ở bậc THPT là môn học bắt buộc với 52 tiết/năm
-
Gợi ý giải đề thi môn Lịch sử kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022
-
Quốc hội yêu cầu kiểm soát chặt việc biên soạn, xuất bản sách giáo khoa
-
Môn Lịch sử trong chương trình THPT: Thảo luận kỹ, đánh giá toàn diện để đề xuất phương án phù hợp
-
Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng
-
Phấn đấu tăng trưởng GDP đạt 7-7,5%
-
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nêu giải pháp phát triển kinh tế báo chí
-
Báo chí đã có những bước phát triển về nội dung, đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng
-
Phó Thủ tướng gửi thư khen lực lượng xử lý quyết liệt tội phạm "tín dụng đen"