Việt Nam sẽ trở thành điểm “thôn tính” của doanh nghiệp nước ngoài?
Đại biểu Phạm Trọng Nhân (đoàn Bình Dương) đã nêu lên vấn đề chuyển dịch đầu tư trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang hoành thành tại phiên thảo luận tại hội trường sáng nay (3/11).
Đại biểu Phạm Trọng Nhân đoàn Bình Dương |
Theo Đại biểu đoàn Bình Dương, khi Trung Quốc và Thái Lan tham gia toàn bộ vào chuỗi cung ứng dệt may thì Việt Nam chỉ dừng lại ở khâu cuối cùng về gia công.
Thời gian gần đây có nhiều nhận định và kỳ vọng Việt Nam sẽ trở thành cứ điểm sản xuất máy tính của thế giới, sẽ dòng vốn đầu tư rất lớn của nước ngoài dồn vào Việt Nam trong thời gian tới. Tuy nhiên, đại biểu Nhân cho rằng cần phải tỉnh táo nhận định này.
Chứng minh cho quan điểm của mình, nam đại biểu nêu rõ: Hiện 3/4 bộ vi xử lý của Tập đoàn Intel được sản xuất ở Mỹ, còn lại được sản xuất ở một số thị trường khác. Trong khi đó, hoạt động của Intel tại Việt Nam chủ yếu tập trung vào phân loại, đóng gói. Vậy lợi nhuận của việc tham gia gia công, đóng gói đạt bao nhiêu tổng giá trị sản phẩm đó?
Đại biểu đoàn Bình Dương cũng đặt vấn đề vài năm nữa khi FDI thế hệ mới mang cả hệ sinh thái vào Việt Nam, làm thế nào để Việt Nam chiếm lĩnh lại được thị trường và chúng ta sẽ thu được những gì, mong đợi gì ở thị trường xuất khẩu?
"Trong kịch bản tăng trưởng ta luôn đặt mình ở phía động, các nước so sánh là phía tĩnh. Sau đại dịch liệu Việt Nam có trở thành điểm thôn tính của doanh nghiệp các nước hay không?" - Đại biểu đặt câu hỏi và đề nghị rà soát lại tình hình đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài, đồng thời đẩy mạnh nội lực của doanh nghiệp trong nước để tránh bị thua ngay trên "sân nhà".
Cũng đề cập tới khối kinh tế FDI, một số đại biểu cho rằng thời gian qua nhiều bất cập trong quản lý Nhà nước về doanh nghiệp FDI đã bộc lộ, trong đó có vấn đề thuế, nợ thuế. Các đại biểu đề nghị rà soát, truy thu để tránh thất thoát thuế.
"Truy" trách nhiệm chậm giải ngân vốn
Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh (đoàn Bình Phước) cho rằng việc chậm giải ngân vốn đầu tư công năm nào cũng chậm, năm nào Thủ tướng cũng phải chỉ đạo, trong khi đây là trách nhiệm của các Bộ,ngành, địa phương.
Theo vị đại biểu, nguyên nhân chậm giải ngân vốn chủ yếu do công tác lập kế hoạch không sát thực tế, không khả thi.
"Một số dự án đang triển khai trên địa bàn TP. Hà Nội chậm rất so với kế hoạch ban đầu. Một số dự án ODA triển khai khi thủ tục chưa hoàn chỉnh nên không thể bàn giao. Công tác giải phóng mặt bằng gặp rất nhiều vướng mắc, chậm triển khai" - ông Tuấn Anh cho hay.
Nam đại biểu đoàn Bình Phước đề xuất Chính phủ có giải pháp hữu hiệu lựa chọn các Bộ ngành, địa phương để giao vốn đầu tư công, tránh cào bằng; kiên quyết thu hồi các dự án chậm giải ngân, xử lý trách nhiệm người đứng đầu.
Cùng đó, đại biểu này cũng cho rằng cần cải cách thủ tục hành chính về thủ tục thực hiện dự án tư công, có cơ chế giám sát, xử lý. Các Bộ, ngành chỉ đạo sát sao, chặt chẽ các khâu thuộc trách nhiệm, lĩnh vực quản lý khi triển khai dự án đầu tư công, không để quả bóng trách nhiệm bị đá qua, đá lại.
Theo Dân trí
-
Chủ tịch HĐQT Shinec: Kinh doanh tín chỉ carbon như "bán đàn vịt giời"
-
Apple bị “soán ngôi” công ty giá trị nhất thế giới
-
Tin tức kinh tế ngày 26/10: Nợ nước ngoài của Chính phủ giảm nhanh
-
Thiếu hụt khung pháp lý - Rào cản giảm tốc hình thành thị trường carbon
-
Online Friday 2024: Lan tỏa giá trị hàng Việt Nam trên nền tảng số