Vì sao thời trang vỉa hè vẫn đông khách?
Shop thời trang: Đủ "chiêu" vẫn "ế"
Tại các tuyến phố chuyên về mặt hàng quần áo, thời trang tại Hà Nội như Chùa Bộc, Cầu Giấy, Hàng Bông ... có thể dễ dàng nhận thấy các cửa hàng đều thi nhau tung các đợt khuyến mại "khủng" với nhiều chiêu thức khác nhau nhằm lôi kéo người mua. Mặc dù vậy tình hình kinh doanh của các địa điểm này vẫn khá ảm đạm.
Theo quan sát, tại các cửa hàng trên đường Chùa Bộc (Hà Nội), mặc dù lượng khách vẫn có đều đặn song chủ yếu là đi xem đồ chứ số người mua không được bao nhiêu.
|
Vắng khách đang là tình trạng trung của các shop thời trang |
Trao đổi với một chủ cửa hàng tại Chùa Bộc (Hà Nội) được biết, từ đầu hè đến nay, khách hàng rất khó tính và tiết kiệm khi phần lớn chỉ đến tham khảo giá chứ không mua.
Chủ cửa hàng này cũng cho biết đã phải chịu lỗ qua các chương trình khuyến mại, giảm giá tuy nhiên sức mua vẫn không được cải thiện đáng kể.
Có thể thấy bên cạnh việc kinh tế khó khăn, người dân thắt chặt chi tiêu, là việc các shop thời trang, cửa hàng quần áo liên tiếp mọc lên với mẫu mã và giá cả tương tự như nhau điều này đã vô tình chung kéo mặt hàng kinh doanh loại này ế ẩm nhất trong những năm trở lại đây.
Anh Nam, chủ một cửa hàng trên Hàng Bông (Hoàn Kiếm) chia sẻ, nếu như hàng năm đầu hè là một trong những vụ buôn bán kiếm lời nhất thì năm nay mọi thứ đã khác hẳn.
Anh Nam cho biết, mặt dù đầu hè 2012, tình hình kinh doanh đã khá xuống nhưng tới năm nay thì thảm chưa từng thấy.
Shop "vỉa hè" được mùa
Khác hẳn so với các cửa hàng thời trang "xịn" ở trên, các shop "vỉa hè" lại khá đông khách bởi kiểu dáng đa dạng cùng mức giá được cho là phù hợp với nhiều tầng lớp người mua.
Có thể thấy trên các địa điểm tập chung bán quần áo vỉa hè tại Hà Nội như Láng, Giải Phóng, Xuân Thủy ... lượng người xem và mua khá đông, nhất là vào thời điểm buổi tối. Đây đa phần là học sinh, sinh viên và những người có mức thu nhập thấp hoặc thậm chí là cả người có thu nhập trung bình nhưng muốn tối giản chi tiêu cho khoản quần áo.
Chợ vỉa hè trên phố Chùa Bộc |
Ưu thế của những hàng vỉa hè là không tốn tiền thuê mặt bằng hoặc rất rẻ, hàng nhập về nhiều nhưng cần vốn ít và đặc biệt người đến mua đều rất dễ tính trong việc chọn đồ.
Chủ một địa điểm chuyên mặt hàng này cho biết, thường bỏ ra mỗi lần nhập hàng khoảng 20 - 30 triệu đồng, hàng về có bao nhiêu bán hết bấy nhiêu và rất ít khi còn tồn hàng đến đợt nhập sau.
Mai, sinh viên một trường cao đẳng cho biết, do không đủ điều kiện để mua đồ trong các shop thời trang nên cô thường tìm đến các đồ vỉa hè như thế này, nếu chịu khó chọn cũng sẽ được nhiều thứ ưng ý.
Theo quan sát, chỉ với số tiền từ 20.000 đồng, người mua đã có thể sở hữu một chiếc áo hoặc với 120.000 đồng sẽ một chiếc quần trông khá thời trang, giống y hệt kiểu dáng trong các shop thời trang thường bán từ 400.000 - 500.000 đồng.
Mặc dù theo nhiều người tiêu dùng, các mặt hàng được bày bán ở vỉa hè thường có chất lượng kém. Tuy nhiên trong số đó cũng có không ít các mặt hàng được bán có chất lượng y hệt trong các shop thời trang nhưng mức giá chỉ bằng 1/2 hoặc thậm chí là 1/4.
Anh Tú, một người chuyên kinh doanh đồ vỉa hè cho biết, do không tốn tiền thuê mặt bằng nên cùng với một món đồ quần áo, chỗ anh có thể bán với giá rẻ hơn nhiều so với shop thời trang, thậm chí anh có thể chấp nhận ăn lãi ít hơn nhằm đáp ứng nhu cầu "thắt lưng buộc bụng" của đa số người mua.
Theo Hà Thanh/VTC
-
Giá dầu hôm nay (25/10): Dầu thô tăng trong phiên
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 25/10: Nhiều nhà máy lọc dầu ở California cân nhắc đóng cửa
-
Giá xăng dầu tiếp tục giảm nhẹ trong kỳ điều chỉnh ngày 24/10
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 24/10: Giá dầu thế giới lấy lại đà tăng
-
Giá dầu hôm nay (24/10): Dầu thô tăng trong phiên