Vì sao giá vải thiều vào thị trường Singapore cao?
Singapore là thị trường quen thuộc với trái vải và người dân ưa chuộng, tiêu thụ với số lượng lớn. Vì vậy, trái vải Việt Nam không mất thời gian làm quen, chinh phục để thử nghiệm như ở thị trường Úc hay thị trường Nhật (bao bì thường chỉ đóng từ 2-300g/hộp).
Vải thiều Việt bán gần 100 nghìn đồng/kg tại Singapore. |
Mức giá trái vải của Việt Nam rất cạnh tranh so với vải Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc và chất lượng hơn hẳn. Tuy nhiên, khó khăn lớn hiện nay là khả năng đảm bảo nguồn cung hàng chất lượng cao cho Singapore.
Hiện nay, nguồn vải sang Singapore được xuất từ vùng trồng bằng hệ thống tiêu chuẩn liên kết chuỗi khối OTAS Việt Nam để phục vụ thị trường Nhật Bản. Trong những năm tới, khi nhu cầu của thị trường Nhật Bản lớn hơn, nguồn vải này sẽ không đủ khả năng cung cấp cho Singapore.
Bên cạnh đó, theo đánh giá sơ bộ, khâu đóng gói, xử lý của Việt Nam chưa tốt, dẫn đến việc vải vẫn bị hỏng nhiều khi cập cảng Singapore. Vì vậy, siêu thị Fair Price đã phải tiến hành mở từng hộp, phân loại và đóng gói lại, dẫn đến đội chi phí...
Bởi vậy, nếu không làm tốt công tác kiểm dịch dẫn đến việc khách hàng Singapore khiếu nại siêu thị, chắc chắn, cánh cửa của trái vải Việt Nam vào thị trường này sẽ rất khó khăn, có thể bị đóng lại bất cứ lúc nào.
Hiện nay, các chuyên gia Singapore cùng dự án STAMEQ đang đẩy mạnh triển khai dự án thí điểm chuỗi cung ứng lạnh, nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho trái vải và trái nhãn.
Hy vọng rằng, với sự hỗ trợ của chuyên gia Singapore và các nước, các vùng vải thiều của Việt Nam sẽ được quy hoạch đồng bộ, khép kín theo chuỗi, đảm bảo khả năng cung ứng lâu dài với mức giá cạnh tranh cho thị trường Singapore và thế giới.
Tùng Dương
-
Những ‘lo ngại’ thiếu định lượng sẽ làm hiểu sai tác động thuế GTGT phân bón 5% với nông dân
-
Các hiệp hội đứng về nông dân đồng loạt ‘mong’ áp thuế GTGT phân bón 5%
-
Giá vàng hôm nay (29/10): Tiếp tục tăng mạnh
-
Chậm thay đổi chính sách thuế GTGT phân bón có thể khiến nông sản Việt thua thiệt trên trường quốc tế
-
Không khoan nhượng trong “cuộc chiến” thương mại điện tử