“Vén màn” kinh tế Mỹ hậu bầu cử
Tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế ở Hoa Kỳ từ năm 2009 đến năm 2021 (so với năm trước). Nguồn: IMF |
Dù kinh tế Mỹ quý III/2020 đã phục hồi tích cực, nhưng vẫn còn đối mặt nhiều khó khăn, thách thức khi đại dịch bùng phát mạnh mẽ hơn, trong khi gói cứu trợ mới đang còn nhiều tranh cãi.
Phụ thuộc vào vaccine COVID-19Sự thất bại của Tổng thống Trump (đến thời điểm này) hầu hết xuất phát từ đại dịch COVID-19, khiến thất nghiệp cao kỷ lục; ngành du lịch, dịch vụ hàng không chỉ mới khởi động lại được phần nhỏ…
Phục hồi là phương châm lớn nhất mà bất cứ lãnh đạo nào của nước Mỹ cũng phải đưa vào nội dung chính trong chương trình nghị sự.
Với Joe Biden, ông cam kết đẩy lùi COVID-19, đưa việc làm trở lại, mang sắc xanh đến với chứng khoán phố Wall. Rõ ràng, Biden may mắn hơn Trump khi cuối quý III/2020, kinh tế Mỹ đã phục hồi lên 33,1% so với quý trước đó âm 31,4%, đây là mức tăng trưởng hàng quý cao nhất lịch sử.
Nhiều khả năng, Biden sẽ thúc giục Quốc hội thông qua gói kích thích kinh tế mới trị giá 2.000 tỷ USD ngay sau 20/1/2021. Moody’s Analytics dự báo các đề xuất kinh tế của ông Biden, nếu được thực thi, sẽ tạo được nhiều hơn 7,4 triệu việc làm. Nền kinh tế Mỹ sẽ trở lại trạng thái gần như không có người thất nghiệp vào nửa sau của năm 2022, qua đó tạo đà phục hồi cho kinh tế thế giới.
TS. Hồ Minh Đồng- Giảng viên cao cấp chính trị học - Đại học khoa học Huế cho rằng: "Nếu Biden chính thức trở thành Tổng thống Mỹ, Trung Quốc sẽ dễ thở hơn vì chính sách của Đảng dân chủ khá hài hoà với Bắc Kinh. Chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ được nối lại một phần, Trung Quốc tiếp tục nắm thế chủ động. Các nước nhỏ như Việt Nam cần tận dụng tối đa cơ hội từ EVFTA, CPTPP, đồng thời cân bằng quan hệ với Mỹ và thay đổi cấu trúc kinh tế trong quan hệ với Trung Quốc”.
Dịch chuyển dòng vốnThị trường chứng khoán Mỹ và toàn cầu đang mở hết giác quan để nghe ngóng kết quả cuối cùng của bầu cử Tổng thống Mỹ. Bởi vì giữa D. Trump và J. Biden sẽ tồn tại hai kịch bản khác nhau cho thị trường này.
Tuần qua, nhóm cổ phiếu trong lĩnh vực “đầu tư xanh” (EGS) và nhóm hạ tầng có xu hướng giảm, trong khi đó cổ phiếu nhóm kinh tế công nghệ tăng mạnh nhất. Tức là đang có cuộc dịch chuyển dòng vốn đầu tư sang lĩnh vực công nghệ.
Vì sao có sự dịch chuyển này? Theo đánh giá của giới đầu tư tại Mỹ, đảng Cộng hòa sẽ tiếp tục nắm Thượng viện bất chấp Tổng thống Trump thua cuộc. Khi đó, các đề xuất cải cách như tăng thuế, bơm tiền, đầu tư năng lượng xanh, hạ tầng của Biden sẽ gặp phải sự phản đối của phe Cộng hòa.
Hơn nữa, nền kinh tế công nghệ Mỹ dưới thời Tổng thống Trump đã được nâng tầm rõ rệt, bản thân các doanh nghiệp công nghệ lại là “con cưng” của thị trường chứng khoán Mỹ, nên các nhà đầu tư đã rót tiền để thoát ra khỏi những nơi không an toàn.
Theo Enternews.vn
-
Fed để ngỏ khả năng tiếp tục cắt giảm lãi suất lớn
-
Tin tức kinh tế ngày 31/7: Nhu cầu vàng miếng tại Việt Nam tăng cao nhất trong 10 năm
-
Tin tức kinh tế ngày 26/7: Đề xuất bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng
-
Kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh trong quý II/2024
-
Tin tức kinh tế ngày 28/6: Tổng vốn FDI đăng ký mới tăng 13%
-
Tin tức kinh tế ngày 23/11: Thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 507 tỷ USD
-
Cần tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp nhà nước phát triển
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 18/11 - 23/11
-
Vì sao tập đoàn Saudi Aramco đi vay thêm nợ?
-
Giá dầu hôm nay (23/11): Dầu thô tăng trong phiên