Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Vai trò nhập khẩu LNG tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương (Kỳ II)

06:23 | 15/07/2024

24,405 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Nhu cầu năng lượng về mặt lâu dài của khu vực Đông Nam Á báo hiệu một tương lai ngày càng được thúc đẩy bởi nhập khẩu LNG.
Vai trò nhập khẩu LNG tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương (Kỳ II)
Ảnh minh họa

Khu vực Đông Nam Á đang chuyển dịch: Từ nhà xuất khẩu lại thành nhà nhập khẩu khí đốt tự nhiên

Hiện triển vọng về khí đốt tự nhiên của khu vực Đông Nam Á được định hình bởi hai động lực trái ngược nhau: Nhu cầu leo ​​thang và nguồn cung trong nước giảm dần. Do đó, khu vực Đông Nam Á được dự báo sẽ trải qua quá trình chuyển đổi quan trọng từ xuất khẩu ròng khí đốt tự nhiên sang nhập khẩu ròng khí đốt tự nhiên ngay tại sân nhà trước những năm 2030. Dự báo dài hạn cho khu vực Đông Nam Á có sự chuyển đổi mạnh mẽ từ xuất khẩu ròng khí đốt tự nhiên gần 50 bcm sang nhập khẩu ròng 185 bcm (2050). Khu vực Đông Nam Á hiện cũng đang phải đối mặt với sự đảo ngược dự báo ​​trong giao dịch thương mại LNG, chuyển từ hiện tại (2022) với xuất khẩu ròng là 43 bcm (31 Mt) sang nhập khẩu ròng là 185 bcm (134 Mt) (2050). Sự thay đổi này là do sự kết hợp của nhiều yếu tố: Nhu cầu về khí đốt tự nhiên trong khu vực ngày càng gia tăng do tăng trưởng kinh tế, quá trình đô thị hóa bị đẩy nhanh và mức sống ngày càng tăng lên.

Hiện nhu cầu về khí đốt tự nhiên của khu vực Đông Nam Á tăng vọt cũng được thúc đẩy bởi ba yếu tố chính: Xu hướng điện khí hóa, nhiều hộ gia đình và doanh nghiệp lựa chọn điện thường được cung cấp bởi các nhà máy điện đốt khí, các ngành công nghiệp ngày càng thay thế nhiên liệu gây ô nhiễm môi trường như than bằng cách lựa chọn khí đốt tự nhiên sạch hơn, và sự khuyến khích tích cực của chính phủ các nước trong việc sử dụng khí đốt tự nhiên, đặc biệt là trong sản xuất điện thông qua các chính sách hỗ trợ.

Tuy nhiên, quỹ đạo tăng trưởng này hiện cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức tại khu vực Đông Nam Á. Thứ nhất, sự trưởng thành của các mỏ giếng khí đốt tự nhiên và sự cạn kiệt tự nhiên của trữ lượng khí đốt tự nhiên hiện có đã gây ra những hạn chế đối với sản xuất khí đốt tự nhiên trong nước. Thứ hai, sự biến động của giá cả LNG, đặc trưng bởi sự biến động của giá giao ngay, có thể làm giảm sức hấp dẫn của khí đốt tự nhiên so với nhiên liệu thay thế.

Do đó, các nhà xuất khẩu LNG lâu đời như Malaysia và Indonesia được dự báo cuối cùng sẽ chuyển sang nhập khẩu ròng LNG trong dài hạn. Hiện cả Indonesia và Malaysia trong lịch sử đều là những nước xuất khẩu ròng LNG rất đáng kể. LNG đóng vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế của hai nước này song cả hai hiện đang phải đối mặt với những thách thức liên quan đến sự cạn kiệt nguồn dự trữ và nhu cầu khuyến khích hoạt động thăm dò để duy trì mức sản xuất khí đốt tự nhiên. Sự thành công của các dự án khí đốt tự nhiên như Tangguh Train-3 (Indonessia) và ZLNG (tức dự án LNG kho tàu nổi Petronas FLNG-3, Malaysia) cũng như sự cần thiết đối với những nỗ lực thăm dò liên tục sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định tương lai xuất khẩu năng lượng của hai nước này trong những năm 2020 và xa hơn thế nữa.

Khu vực Đông Nam Á hiện đang hướng tới một bối cảnh năng lượng nhiều mặt. Trong khi quá trình chuyển đổi từ than sang khí đốt tự nhiên phải đối mặt với những trở ngại tạm thời thì nhu cầu năng lượng về mặt lâu dài của khu vực lại báo hiệu một tương lai ngày càng được thúc đẩy bởi nhập khẩu LNG.

Nhu cầu LNG ngày càng tăng đáp trả những quan ngại về khả năng chi trả

Hiện sự cân bằng giữa phát triển kinh tế, nhu cầu năng lượng và khí đốt tự nhiên ngày càng gia tăng bởi do dân số ngày càng tăng thêm lên và các mục tiêu về môi trường đều là những thách thức quan trọng đối với các nước khu vực Nam Á.

Hiện các dự báo đã chỉ ra nhu cầu năng lượng chính của khu vực Nam Á sẽ tăng 77% (2050), đạt 2.235 Mtoe, trong đó CH Ấn Độ đóng góp đáng kể 80% vào mức tăng trưởng này. Đáng chú ý là than, hiện chiếm khoảng 43% cơ cấu năng lượng trong khu vực và 67% cơ cấu sản xuất điện, vẫn giữ vai trò then chốt trong chiến lược năng lượng của khu vực Nam Á do những cân nhắc về an ninh năng lượng và khả năng chi trả.

CH Ấn Độ đã đặt mục tiêu đầy tham vọng là đạt được mức trung hòa carbon (2070), trong khi Pakistan và Bangladesh, mặc dù không xác định thời gian chính xác cho mức trung hòa carbon song đã thể hiện cam kết mạnh mẽ đối với chương trình nghị sự về biến đổi khí hậu. Pakistan đã đặt mục tiêu cắt giảm 50% lượng khí thải (2030) so với mức cơ bản (2015). Do đó, các quốc gia này chắc chắn sẽ ưu tiên các nguồn năng lượng sạch hơn, chẳng hạn như khí đốt tự nhiên, để hoàn thành các mục tiêu về môi trường.

Tuy nhiên, khu vực Nam Á cũng phải đối mặt với thách thức sản xuất khí đốt tự nhiên trong nước hiện đang phải vật lộn để theo kịp nhu cầu ngày càng gia tăng. Do đó, các quốc gia đang đặt hy vọng vào LNG như một nguồn năng lượng quan trọng để giảm bớt sự phụ thuộc vào than hiện nay, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu gần đây đã được đánh dấu bằng sự biến động đáng kể về giá khí đốt tự nhiên, nhấn mạnh những rào cản đối với nhu cầu khí đốt tự nhiên trong khu vực này.

Đồng thời, chiến lược chủ động của khu vực Nam Á trong việc đảm bảo các hợp đồng LNG dài hạn có thể đóng vai trò là bước đi chiến lược nhằm tăng cường an ninh năng lượng. Sự hội tụ của giá khí đốt tự nhiên giảm và các điều kiện hợp đồng thuận lợi đã thúc đẩy đáng kể sự gia tăng trở lại của người mua CH Ấn Độ trên thị trường kể từ cuối năm 2023 đến nay. Sự hồi sinh tham gia thị trường của người mua CH Ấn Độ đã tạo được điểm nhấn bởi sự đóng góp của họ trong việc đảm bảo khối lượng khoảng 9 Mt LNG hợp đồng dài hạn gắn liền với giá dầu được khởi xướng kể từ đầu năm 2024. Hai nước Bangladesh và Pakistan được dự báo cũng ​​​​sẽ theo đuổi khối lượng cam kết hợp đồng dài hạn ngày càng gia tăng để giảm thiểu khả năng tiếp cận với các thị trường giao ngay. Tuy nhiên, việc thu xếp được nguồn tài chính dựa trên các thỏa thuận bao tiêu LNG có thể đặt ra những thách thức nhất định do chỉ số xếp hạng tín dụng tương đối thấp hơn của số người mua này tại khu vực.

Tuy vậy, về mặt tổng thể, các dự báo gần đây đều cho thấy việc nhập khẩu LNG ở khu vực Nam Á có thể gia tăng đáng kể, có khả năng đạt 250 bcm (181 Mt) (2050), tăng gần gấp sáu lần so với mức hiện tại.

Tương lai của LNG ở Trung Quốc, Nam Á và Đông Nam Á

Hiện tỷ trọng nhu cầu về LNG ròng tại các thị trường LNG truyền thống gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan-Trung quốc (khu vực JKT) được dự báo sẽ giảm mạnh từ 68% (2022) xuống chỉ còn 20% (2050), chủ yếu bởi do quá trình chuyển đổi năng lượng và loại bỏ carbon tăng tốc nhanh hơn, đồng nghĩa với việc thúc đẩy hơn nữa sử dụng năng lượng tái tạo cũng như các nhà máy điện hạt nhân.

Nhập khẩu LNG ròng của Trung Quốc dự báo ​​sẽ tăng đáng kể, tăng gấp đôi từ mức hiện tại lên từ 120 Mt đến 130 Mt (2050). Tuy nhiên, tỷ trọng nhập khẩu LNG ròng trong khu vực của nước này sẽ giảm nhẹ từ 32% năm 2022 xuống 24% (2050). Điều này cho thấy nhu cầu LNG của Trung Quốc đang tăng lên cùng với lượng nhập khẩu, điều này dẫn đến việc nước này đang duy trì vị thế là một nước đóng vai trò lớn trên thị trường LNG khu vực.

Hiện các khu vực Nam Á và Đông Nam Á sẵn sàng gia tăng mạnh tỷ trọng nhập khẩu LNG ròng của họ, với tỷ trọng dự báo lần lượt là 33% và 24%. Xu hướng này khiến hai khu vực này trở thành khối nguồn cầu dài hạn chiếm ưu thế trong khu vực. Sự tăng trưởng nhanh chóng về mặt dân số và nền kinh tế ở những khu vực này đang là những động lực chính thúc đẩy nhu cầu năng lượng và khí đốt tự nhiên ngày càng gia tăng.

Kết luận

Hiện những sự thay đổi về nhu cầu LNG trong khu vực phản ánh những thay đổi đáng kể về động lực và chính sách năng lượng ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Nhu cầu LNG ròng của Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan-Trung quốc sụt giảm: Đây là những thị trường LNG truyền thống (JKT) được dự báo sẽ chứng kiến ​​sự sụt giảm đáng kể về tỷ trọng nhu cầu LNG ròng trong khu vực, giảm 48 điểm phần trăm (2050) so với mức (2022). Sự thay đổi đáng kể này chủ yếu được thúc đẩy bởi quá trình chuyển đổi năng lượng nhanh chóng và các nỗ lực loại bỏ carbon ở các quốc gia này hiện đang thúc đẩy sự phụ thuộc nhiều hơn vào các nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng hạt nhân. Trong quá khứ, những quốc gia này đều là những quốc gia tiêu thụ LNG hàng đầu. Ngoài ra, sẽ có sự tập trung cao độ vào các biện pháp bảo tồn và tiết kiệm năng lượng, điều này làm giảm hơn nữa nhu cầu chung về LNG ở Nhật Bản và Hàn Quốc.

Tỷ trọng nhu cầu LNG ròng của Trung Quốc ổn định: Nhập khẩu LNG ròng của Trung Quốc được dự báo sẽ gia tăng đáng kể, tăng khoảng gấp đôi so với mức hiện tại vào năm 2050. Điều này cho thấy nhu cầu LNG của Trung Quốc đang tăng song song với nhu cầu khí đốt tự nhiên, góp phần duy trì vị thế là nước đóng vai trò lớn trong thị trường LNG khu vực. Hiện Trung Quốc tiếp tục tiến trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, đặc biệt là trước năm 2040, do vậy, nhu cầu năng lượng của nước này ngày càng mở rộng và LNG vẫn là một thành phần quan trọng trong chiến lược năng lượng nhằm đảm bảo nguồn cung ổn định và đáng tin cậy. Nhu cầu ổn định này nhấn mạnh cam kết liên tục của Trung Quốc đối với LNG như một nguồn năng lượng quan trọng trong bối cảnh nỗ lực đa dạng hóa năng lượng rộng lớn hơn của quốc gia này.

Đối với chuyển đổi than sang khí đốt tự nhiên trong các lĩnh vực công nghiệp và dân cư của Trung Quốc được coi là một chiến lược quan trọng để cắt giảm lượng khí thải carbon và cải thiện chất lượng không khí. Việc những sức ép từ các quy định quốc tế ví như EU CBAM, cùng với nhu cầu ngày càng gia tăng về các hoạt động bền vững trên thị trường toàn cầu, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của quá trình chuyển đổi năng lượng này. Bằng cách đầu tư vào cơ sở hạ tầng, hỗ trợ chính sách và tiến bộ công nghệ đổi mới sáng tạo, Trung Quốc có thể thúc đẩy đáng kể các nỗ lực loại bỏ carbon trong khi vẫn duy trì lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu.

Hiện sự trỗi dậy của trí tuệ AI tạo sinh đã đem lại những cơ hội đáng kể cho sự đổi mới, năng suất và mở rộng kinh tế cả ở Trung Quốc và trên toàn cầu, song quỹ đạo tăng trưởng này đi kèm với nhu cầu năng lượng tăng cao, đặc biệt là ở Trung Quốc. Việc mở rộng các trung tâm dữ liệu AI trong nước, cả về số lượng và quy mô, sẵn sàng thúc đẩy nhu cầu về khí đốt tự nhiên tăng cao. Do đó, nhu cầu tăng vọt này có thể tác động đến chuỗi cung ứng khí đốt tự nhiên của Trung Quốc và có khả năng ảnh hưởng đến động lực định giá ảnh hưởng tiềm năng ngay trong lĩnh vực này.

Nhu cầu LNG ròng ở các khu vực Nam Á và Đông Nam Á cũng đang tăng nhanh: Dự báo ​​sẽ chứng kiến ​​sự gia tăng đáng kể về thị phần LNG ròng, tăng 57 điểm phần tram (2050), điều này trở thành khối nguồn cầu dài hạn lớn nhất các khu vực Nam Á và Đông Nam Á. Sự tăng trưởng dân số và phát triển kinh tế nhanh chóng ở các quốc gia như CH Ấn Độ và Indonesia hiện đang thúc đẩy nhu cầu năng lượng, bao gồm cả LNG để sản xuất điện và sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp. Hiện quá trình đô thị hóa nhanh chóng ở những khu vực này cũng góp phần làm gia tăng nhu cầu năng lượng. Hiện có nhiều vùng, địa phương ở các khu vực Nam Á và Đông Nam Á vẫn thiếu hụt nguồn điện đáng tin cậy, do vậy, LNG có thể đóng vai trò then chốt trong việc thu hẹp khoảng cách này, giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng. Hơn thế nữa, sự phát triển của các lĩnh vực công nghiệp ở những khu vực này sẽ góp phần thúc đẩy tiêu thụ LNG cho sản xuất và các quy trình công nghiệp khác, đồng thời củng cố vị thế nổi bật của các khu vực Nam Á và Đông Nam Á trên thị trường LNG khu vực và toàn cầu.

Hơn thế nữa, việc chuyển đổi than sang khí đốt tự nhiên trong các lĩnh vực công nghiệp và dân cư của Trung Quốc là một chiến lược quan trọng để cắt giảm lượng khí thải carbon và cải thiện chất lượng không khí. Áp lực từ các quy định quốc tế như CBAM của EU, cùng với nhu cầu ngày càng tăng về các hoạt động bền vững trên thị trường toàn cầu, nhấn mạnh tầm quan trọng của quá trình chuyển đổi này. Bằng cách đầu tư vào cơ sở hạ tầng, hỗ trợ chính sách và tiến bộ công nghệ, Trung Quốc có thể thúc đẩy đáng kể các nỗ lực khử cacbon trong khi vẫn duy trì lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu.

Tương lai của việc nhập khẩu LNG ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương được đánh dấu bằng nhiều ưu tiên khác nhau. Hiện các nền kinh tế đang phát triển, có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, đang coi LNG là nguồn năng lượng đáng tin cậy nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của những quốc gia này. Ngược lại, các thị trường truyền thống, lâu đời thì lại đang tập trung vào việc đa dạng hóa cơ cấu năng lượng bằng cách kết hợp nhiều năng lượng tái tạo hơn, điều này phù hợp với quá trình chuyển đổi rộng rãi hơn của khu vực sang hệ thống năng lượng carbon thấp. Động lực này nhấn mạnh bối cảnh năng lượng đang phát triển ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, nơi sự phát triển kinh tế và những cân nhắc về môi trường đang thúc đẩy nhu cầu LNG gia tăng ở nhiều tiểu vùng khác nhau trong khu vực này.

Hiện tính bền vững về năng lượng có ý nghĩa quan trọng đối với cả các nước đang phát triển và đang phát triển nhập khẩu LNG ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Tuy nhiên, các nước đang phát triển phải cân bằng điều này với nhu cầu cấp thiết là đáp ứng nhu cầu của dân số ngày càng tăng và tăng trưởng kinh tế đang bùng nổ trong khi vẫn duy trì khả năng chi trả tài chính cho năng lượng.

Link nguồn:

Tuấn Hùng

GECF