Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Vắc-xin phòng Covid-19: Khoảng cách từ lời hứa đến hành động

07:00 | 15/09/2021

1,703 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Trước nguy cơ biến thể Delta lan rộng cùng sự xuất hiện của biến thể MU, nhiều nước đã tính đến chuyện tiêm liều vắc-xin thứ 3 cho các đối tượng dễ bị lây nhiễm, trong khi hầu như toàn bộ dân nghèo trên thế giới vẫn ngóng trông những liều vắc-xin đầu tiên phòng Covid-19.
Vắc-xin phòng Covid-19: Khoảng cách từ lời hứa đến hành động

Tổng thống Israel Isaac Herzog được tiêm liều thứ 3, ngồi cạnh là vợ ông, tại Trung tâm Y tế Sheba ở Ramat Gan, Israel, ngày 30-7-2021

Đầu tháng 9-2021, nhóm chuyên gia độc lập của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) một lần nữa kêu gọi các nước giàu khẩn trương cung cấp 900 triệu liều vắc-xin đã hứa theo cơ chế COVAX.

1 tỉ liều vắc-xin cho các nước đang phát triển trước hạn chót ngày 1-9-2021 là yêu cầu được đưa ra trong báo cáo hồi tháng 5-2021 của nhóm chuyên gia độc lập mà WHO giao trách nhiệm đưa ra các khuyến cáo về chính sách chung đối phó với dịch Covid-19. Hiện tại, mục tiêu này còn rất xa. Mới chỉ có khoảng 100 triệu liều vắc-xin được cấp theo cơ chế COVAX. Hai đồng chủ tịch nhóm chuyên gia, bà Ellen Johnson Sirleaf - cựu Tổng thống Liberia và bà Helen Clarke - cựu Thủ tướng New Zealand đã kêu gọi các nước giàu thực thi trách nhiệm của mình.

Chính các nước giàu đã hứa hẹn hàng tỉ liều vắc-xin theo cơ chế COVAX. Cũng chính họ đã chi tiền để duy trì cơ chế chia sẻ vắc-xin của WHO. Song, không phải lúc nào những lô vắc-xin cũng đến đúng lúc, các nước giàu vẫn là những nước độc chiếm phần lớn vắc-xin đang có sẵn. Các nước giàu đã đặt mua vắc-xin gấp hơn 2 lần nhu cầu cần thiết để bảo vệ cư dân nước mình, nhưng không cung cấp phần cơ bản trong số 600 triệu liều vắc-xin mà họ đã hứa cho các nước nghèo nhất.

Một số nước vẫn phản đối việc đình chỉ bảo hộ bằng sáng chế vắc-xin, làm giảm khả năng sản xuất vắc-xin tại các nước nghèo. Hồi tháng 5-2021, nhóm chuyên gia độc lập đã yêu cầu dỡ bỏ tự động việc bảo hộ bằng sáng chế đối với vắc-xin, nếu không tìm được một đồng thuận về vấn đề này tại Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Từ đó đến nay, hơn 3 tháng đã trôi qua, nhưng yêu cầu đúng đắn đó vẫn chưa có một bước tiến nhỏ nào.

Trước nguy cơ biến thể Delta lan rộng cùng sự xuất hiện của biến thế MU, nhiều nước thậm chí đã tính đến chuyện tiêm liều vắc-xin thứ 3 cho các đối tượng dễ bị lây nhiễm. Phản ứng trước thông tin này, lãnh đạo WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, đã lên tiếng chỉ trích các nước giàu: “Các nước giàu bắt đầu nói “chúng tôi đã kiểm soát được virus, đó không còn là vấn đề của chúng tôi nữa...”. Tôi không chắc họ đã tránh được tai họa. Tôi cũng không tin họ đã kiểm soát được dịch vì biến thể Delta và nhiều biến thể khác có thể sẽ nổi lên. Tôi lấy làm tiếc phải nói như vậy. Không có tình đoàn kết, mọi người biết tại sao, đó là vì lòng tham”.

Vắc-xin phòng Covid-19: Khoảng cách từ lời hứa đến hành động

Một lô vắc-xin đến Việt Nam theo cơ chế COVAX

Lời nhắc nhở đó cũng có giá trị đối với những nhà sản xuất vắc-xin mà đứng đầu là Pfizer và Moderna. WHO đã đề nghị các hãng này không dành ưu tiên cho những đơn hàng để chuẩn bị cho liều tiêm thứ 3 của những nước đã đạt tỷ lệ tiêm chủng cao mà nên hướng sự ưu tiên vắc-xin cho cơ chế COVAX. Hiện tại, việc giao vắc-xin theo cơ chế COVAX gần như đang bị đình trệ.

Trong khi tình hình dịch Covid-19 chưa có dấu hiệu khả quan, nhiều nghiên cứu lại chỉ ra rằng, vắc-xin bị giảm tác dụng sau vài tháng tiêm.

Một loạt tin xấu đã đến. Trước hết là biến thể Delta có thể lây nhiễm cao gấp đôi chủng virus ban đầu. Đồng thời, vắc-xin bị giảm tác dụng sau vài tháng tiêm. Ngay cả Israel, quốc gia vô địch về tiêm chủng nhanh chóng cho người dân, vẫn lo ngại gặp một làn sóng nhập viện mới. Ngày 6-9-2021, tờ báo The Independent cho biết, đến nay, khoảng 60% dân số Israel đã tiêm 2 liều vắc xin phòng Covid-19 nhưng số ca nhiễm vẫn tăng lên, có thể do nhiều nguyên nhân như biến thể Delta có mức độ lây nhiễm cao. Nằm trong nhóm nước có tỷ lệ tiêm chủng cao hàng đầu thế giới, nhưng nhiều ngày gần đây, Israel ghi nhận khoảng 10.000 ca nhiễm mới mỗi ngày. Hôm 3-9-2021, Bộ Y tế Israel cho biết, Israel ghi nhận 11.210 ca nhiễm mới trong ngày 2-9, đây là ngày thứ 4 liên tiếp có trên 10.000 ca nhiễm. Đến ngày 4-9, số ca nhiễm tăng thêm 9.739.

Tuy nhiên, điều cốt yếu là vắc-xin vẫn giúp tránh được các trường hợp nặng phải nhập viện, trừ phi các nước “ca khúc khải hoàn” quá sớm như Israel và bỏ quên tất cả những biện pháp phòng ngừa căn bản. Thống kê cho thấy, tại Pháp, nguy cơ phải nhập viện vì Covid-19 đối với một người đã được tiêm vắc-xin giảm đi đến 7 lần. Chỉ trong 2 tháng qua, nhờ áp dụng chứng nhận y tế, số người đã tiêm vắc-xin phòng Covid-19 từ 50% tăng lên 70%, nước Pháp đang thoát ra khỏi vùng nguy hiểm, việc quay lại với cuộc sống bình thường không còn xa, thậm chí sẽ được đẩy nhanh, nếu các loại thuốc phòng, chống Covid-19 chứng tỏ được hiệu quả trong thực tiễn.

Kết quả nghiên cứu lớn nhất về lĩnh vực này cho thấy, tiêm 2 mũi vắc-xin phòng Covid-19 vẫn là cách tốt nhất để bảo vệ chúng ta trước biến thể Delta, loại biến thể lần đầu tiên được xác định tại Ấn Độ. Mũi tiêm Oxford - AstraZeneca tuy lúc ban đầu hiệu quả không cao nhưng vẫn có tác dụng bảo vệ cao tương tự như vắc-xin Pfizer - BioNTech sau 4 hoặc 5 tháng. Tuy nhiên, cả hai loại vắc-xin này đều đạt hiệu quả đối phó với biến thể Delta không cao so với hiệu quả đối phó với biến thể Alpha, loại virus gây tình trạng lây nhiễm cao nhất tại Anh hồi mùa đông năm ngoái. Hiện chưa có đủ dữ liệu về vắc-xin Moderna, nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng, vắc-xin Moderna cũng tốt tương đương với các loại vắc-xin khác.

Các nước giàu đã đặt mua vắc-xin gấp hơn 2 lần nhu cầu cần thiết để bảo vệ cư dân nước mình, nhưng không cung cấp phần cơ bản trong số 600 triệu liều vắc-xin mà họ đã hứa cho các nước nghèo nhất.

S.Phương

Biến thể Mu đã lan ra tất cả 50 bang của MỹBiến thể Mu đã lan ra tất cả 50 bang của Mỹ
Mỹ có thể tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em trong tháng 10Mỹ có thể tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em trong tháng 10
Chiến lược định giá sáng suốt của Chủ tịch PfizerChiến lược định giá sáng suốt của Chủ tịch Pfizer