Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Từ McDonald’s đến Phở Thìn

08:40 | 25/02/2023

Theo dõi PetroTimes trên
|
Phở Thìn đang vướng vào lùm xùm vì mâu thuẫn giữa “cha đẻ” sản phẩm, ông Thìn và giám đốc chuỗi thương hiệu. Mâu thuẫn kiểu này trên thương trường là chuyện… cơm bữa. Ví dụ câu chuyện của McDonald’s.
Bí quyết “kể chuyện” của các thương hiệuBí quyết “kể chuyện” của các thương hiệu
Wonder Bread: Sặc sỡ từ câu chuyện cho đến biểu trưngWonder Bread: Sặc sỡ từ câu chuyện cho đến biểu trưng

Lùm xùm “phở Thìn”

Từ McDonald’s đến Phở Thìn
Phở Thìn đang vướng vào lùm xùm vì mâu thuẫn giữa “cha đẻ” sản phẩm

Phở Thìn 13 Lò Đúc là một trong hai thương hiệu phở Thìn cũng có tiếng ở Hà Nội, cùng với Phở Thìn Bờ Hồ. Trong những ngày gần đây, thương hiệu Phở Thìn 13 Lò Đúc gây xôn xao mạng xã hội với thông tin về “cha đẻ” phở Thìn, ông Nguyễn Trọng Thìn mâu thuẫn với “truyền nhân” của ông là ông Đoàn Hải Trung, giám đốc chuỗi nhượng quyền.

Vai trò của Hải Trung đối với thương hiệu phở Thìn Lò Đúc là giám đốc điều hành. Trên giấy tờ pháp lý, thì anh là đại diện pháp luật và có góp vốn lớn tại 3 công ty nằm trong “hệ sinh thái Phở Thìn”.

Công ty thứ nhất là Công ty TNHH Phở Thìn Hà Nội, thành lập 13/01/2021, vốn điều lệ 9,9 tỷ đồng. Ông Thìn góp vốn 51%, Hải Trung góp 49%.

Công ty thứ hai là Công ty hợp danh bảo tồn và phát triển thương hiệu Phở Thìn 13 Lò Đúc Hà Nội, vốn điều lệ 500 triệu. Ông Thìn và Hải Trung mỗi người góp 50%.

Công ty thứ ba là Công ty Cổ phần Tập đoàn VieThin thành lập 16/01/2023, vốn điều lệ 9 tỷ đồng, trong đó Hải Trung góp 80%. 20% còn lại do hai cá nhân khác và không có sự tham gia của ông Thìn.

Từ cuối 2021 đến nay, Phở Thìn 13 Lò Đúc liên tiếp mở cửa hàng mới Hải Dương, TP Hồ Chí Minh, Hưng Yên, Thanh Hóa, Hải Phòng, đồng thời mở lại chi nhánh ở Úc. Hải Trung đang xây dựng hệ thống cửa hàng Phở Thìn 13 Lò Đúc theo mô hình nhượng quyền. Từ tháng 11/2022, thương hiệu này công bố nhận diện mới tại thị trường nước ngoài, với tên gọi Phở VieThin.

Thế nhưng câu chuyện về ông Thìn và vị “truyền nhân” trẻ tuổi có vẻ đang đi theo chiều hướng không tốt đẹp, gây xôn xao khắp nơi dù chưa rõ thực hư.

Cụ thể, theo thông tin từ Cục sở hữu trí tuệ, Công ty TNHH Phở Thìn Hà Nội nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho Phở Thìn 13 Lò Đúc từ ngày 22/6/2022. Trong lúc đó, Công ty Cổ phần Tập đoàn VieThin (công ty không có góp vốn từ ông Thìn) cũng nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho Phở VieThin 13 Lò Đúc ngày 19/5/2022, chủ đơn là Đoàn Hải Trung. VieThin cũng là công ty sở hữu trang Facebook chính thức của thương hiệu.

Những ngày gần đây, trên mạng xã hội có xuất hiện những bài viết tố cáo ông Thìn làm ăn không minh bạch, ngoài ra có bài viết được cho là của ông Thìn “mắng mỏ” ông Trung “láo”.

Đến thời điểm này, chưa rõ thực hư sự việc ra sao, thế nhưng trên thương trường, chuyện chủ thương hiệu mâu thuẫn với giám đốc điều hành là thường ngày ở huyện. Nổi tiếng nhất có câu chuyện của McDonald’s.

“Cha đẻ” và giám đốc McDonald’s

Từ McDonald’s đến Phở Thìn
“Cha đẻ” của McDonald là hai anh em Richard và Maurice

Cửa hàng McDonald’s đầu tiên được mở tại San Bernardino, California vào ngày 15/4/1955. “Cha đẻ” là hai anh em Richard và Maurice McDonald. Nhưng trên thực tế hiện nay khi nhắc đến thương hiệu McDonald’s, người ta thường hay nhớ đến Ray Kroc, người điều hành và phát triển chuỗi này hơn là hai anh em “tác giả”.

McDonald’s tăng trưởng nhanh hơn là nhờ “hệ thống phục vụ tốc độ” do hai anh em nhà McDonald sáng tạo ra. Họ đổi mô hình cửa hàng thành tự phục vụ, rút gọn thực đơn chỉ còn 9 món, mỗi nhân viên trong nhóm 12 người được chỉ định một nhiệm vụ nhất định, đa số đồ ăn đều được chuẩn bị sẵn. Điều này khiến McDonald’s có thể phục vụ tối đa lượng khách hàng. Doanh thu phát triển tốt, và họ bắt đầu nhượng quyền thương hiệu.

Nhận thấy tiềm năng từ mô hình cửa hàng này, doanh nhân Kroc đăng ký mở một cửa hàng nhượng quyền. Triết lý làm kinh doanh của Kroc, một doanh nhân làm ăn quá thành thạo, và hai anh em McDonald’s dần tách rời, khi Kroc muốn hệ thống McDonald’s phát triển lớn mạnh hơn nữa, còn hai anh em lo lắng và muốn mọi thứ chậm lại.

Mâu thuẫn ngày càng trầm trọng. Đến năm 1961, Kroc đã huy động vốn và mua đứt luôn thương hiệu từ hai anh em McDonald’s với giá 2,7 triệu USD. Và từ đó về sau là câu chuyện McDonald’s thống lĩnh thị trường thức ăn nhanh toàn cầu ra sao. Mặc dù cái tên vẫn là McDonald’s, nhưng gương mặt đại diện nhanh chóng chuyển thành Kroc.

Thậm chí, sau này hai anh em McDonald’s mở một cửa hàng khác với thương hiệu The Big M, với suy nghĩ rằng “sản phẩm gốc”, “chính chủ” sẽ “mở mắt” cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, thực tế lại ngược hẳn. Sản phẩm “McDonald gốc” nhanh chóng thất bại và cuốn gói khỏi thị trường.

NHƯ VẬY LÀ

Câu chuyện này cho thấy rằng làm ra sản phẩm tốt là một chuyện, thế nhưng phát triển sản phẩm đó thành chuỗi lại là câu chuyện khác. Bản thân anh em McDonald’s, người sáng lập ra những gì tinh túy của McDonald’s, khi đem sản phẩm gốc ra cạnh tranh thì cũng không đấu lại được Kroc. Kroc chắc chắn không làm bánh ngon bằng anh em nhà McDonald, nhưng ông mới là người khiến cái tên McDonald được cả thế giới biết đến.

Cho đến nay, khi nhắc tới thành công của McDonald’s, người ta hầu như chỉ nói tới Kroc, thậm chí nhiều người còn nghĩ rằng Kroc là nhà sáng lập của McDonald’s.

Còn hai anh em nhà McDonald? Chắc chỉ những người ham tìm hiểu lịch sử kinh doanh mới biết họ là ai.

Theo Diễn đàn doanh nghiệp