Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Trung Quốc sẽ là người thắng cuộc khi Mỹ bùng nổ năng lượng tái tạo

08:16 | 27/08/2020

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Tác giả Alex Kimani, chuyên gia phân tích của hãng tin Oil Price đã đưa ra những phân tích sự phụ thuộc của lĩnh vực năng lượng tái tạo tại Mỹ vào nguồn nguyên liệu đất hiếm của Trung Quốc. Và trong trường hợp bùng nổ lĩnh vực năng lượng mới này tại Mỹ, Trung Quốc sẽ là người chiến thắng lớn nhất trong cuộc chơi này.    
trung quoc se la nguoi thang cuoc khi my bung no nang luong tai taoSaudi Aramco tạm ngừng đầu tư vào khu liên hợp lọc hóa dầu Trung Quốc
trung quoc se la nguoi thang cuoc khi my bung no nang luong tai taoTrung Quốc gia tăng thâu tóm các mỏ năng lượng ở Trung Đông

Kể từ thời Tổng thống Mỹ Jimmy Carter và cuộc khủng hoảng dầu mỏ trong thập niên 70 của thế kỷ XX, Mỹ đã không ngừng theo đuổi mục tiêu trở nên độc lập hơn về năng lượng. Nhưng với các cuộc khủng hoảng dầu mỏ dai dẳng và các cú sốc giá dầu nghiêm trọng, rõ ràng là nước Mỹ sẽ không bao giờ đạt được mục tiêu độc lập năng lượng thực sự nếu chỉ dựa và nguồn nhiên liệu hóa thạch, ngay cả khi Mỹ trở thành quốc gia xuất khẩu dầu khí ròng. Phần lớn người dân Mỹ cũng cảm thấy rằng, Chính phủ Mỹ nên tập trung vào phát triển các nguồn năng lượng thay thế hơn là mở rộng khai thác các nguồn nhiên liệu hóa thạch nhằm giảm thiểu tình trạng biến đổi khí hậu.

Cho dù là mục tiêu độc lập năng lượng hay nỗ lực giảm thiểu tình trạng biến đổi khí hậu, có một sự thay đổi không thể phủ nhận đối với lĩnh vực năng lượng tái tạo đang diễn ra tại Mỹ. Năm 2019, tỷ trọng năng lượng tái tạo trong cơ cấu tiêu thụ Mỹ đã tăng lên 11,4% so với chỉ 4% trong hai thập kỷ trước đây.

trung quoc se la nguoi thang cuoc khi my bung no nang luong tai tao

Nhưng khi sự chuyển dịch sang năng lượng sạch và năng lượng tái tạo bắt đầu có những động lực quan trọng thì Mỹ đang phải đối mặt với một vấn đề hóc búa khác. Đó là sự phụ thuộc vào Trung Quốc vì các nguồn nguyên liệu khoáng sản được sử dụng trong các hệ thống năng lượng tái tạo. Trung Quốc hiện cung cấp xấp xỉ 80% nguyên liệu đất hiếm cho Mỹ để sản xuất các thiết bị điện gió, pin mặt trời, pin điện xe hơi, điện thoại thông minh, máy tính, thiết bị y tế, hệ thống quốc phòng và thậm chí là trong công nghệ dầu khí.

Sự phụ thuộc vào Trung Quốc

Trở lại vào năm 2018, Bộ Nội vụ Mỹ công bố danh sách 35 khoáng sản được xếp loại là "quan trọng" đối với nền kinh tế Mỹ. Kết quả cho thấy sự báo động. Mỹ hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cung 14/35 khoáng sản từ Trung Quốc và nhập khẩu 75% sản lượng của ít nhất 10 loại khoáng sản khác.

Những con số thống kê không hề mang tính phóng đại. Theo Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ, Trung Quốc đã cung cấp 80% lượng đất hiếm nhập khẩu của Mỹ vào năm 2019. Tuy nhiên, một thống kê khác còn đáng lo ngại hơn. Mặc dù Mỹ đã khai thác 18.000 tấn đất hiếm trong năm 2018 và 26.000 tấn vào năm 2019, song cơ quan này cho biết, tất cả các sản phẩm tinh quặng khoáng sản sản xuất trong nước đều dành cho xuất khẩu. Chỉ ba thập kỷ trước, Mỹ là nhà sản xuất số 1 thế giới về đất hiếm nhưng nay đã tụt xuống vị trí thứ 7.

Sự thống trị của Trung Quốc đối với chuỗi cung ứng đất hiếm của Mỹ sẽ trở nên rõ ràng hơn nhiều nếu ứng cử viên Joe Biden trúng cử Tổng thống Mỹ và bắt đầu thực hiện kế hoạch khí hậu trị giá 5.000 tỷ USD của mình. Ứng cử viên Joe Biden đã đưa ra một đề xuất kế hoạch khí hậu trị giá hơn 5000 tỷ USD đầy tham vọng mà theo ông là cần thiết nếu Mỹ muốn đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050, giống EU. Biden đã đề xuất mức chi tiêu liên bang lên tới 1.700 tỷ USD để thực hiện mục tiêu này với sự đóng góp cân bằng từ khu vực kinh tế tư nhân. Biden cho biết, nguồn thuế quốc gia có thể được thu hồi bằng cách bãi bỏ những ưu đãi thuế mà Tổng thống Trump dành cho các tập đoàn Mỹ, đồng thời loại bỏ trợ cấp cho ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch.

Trở nên tự lực hơn

Với việc Trung Quốc sở hữu gần 50% trữ lượng đất hiếm được khám phá trên thế giới, Mỹ sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tăng cường nhập khẩu loại khoáng sản này từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới khi chuyển sang năng lượng tái tạo. Đây là điều không hề dễ dàng bởi thực tế là các quốc gia trên toàn cầu cũng đang chạy đua chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng sạch hơn. Hơn nữa, “bóng ma” về việc Trung Quốc sử dụng quyền kiểm soát với khoáng sản đất hiếm làm con bài chiến lược trong cuộc chiến thương mại vẫn còn nguyên giá trị thực tế.

Một số chuyên gia năng lượng đồng ý với thực tế này và nhấn mạnh rằng, Mỹ chỉ đạt được độc lập năng lượng thực sự bằng cách phát minh ra các công nghệ năng lượng sạch giá cả phải chăng và đảm bảo rằng chúng được sản xuất hoàn toàn trong nước và xuất khẩu ra thế giới. Theo Thượng nghị sĩ Mỹ Lisa Murkowski, Chủ tịch Ủy ban Tài nguyên và năng lượng của Thượng viện, nước Mỹ cần phải đảo ngược sự phụ thuộc có hại của mình vào Trung Quốc và các quốc gia khác và xây dựng lại chuỗi cung ứng trong nước cho mọi thứ, từ thiết bị bảo hộ cá nhân đến các công nghệ năng lượng sạch.

Nhưng đây không chỉ là việc giảm bớt sự phụ thuộc của Mỹ vào Trung Quốc khỏi những rủi ro nghiêm trọng. Theo tiến sĩ Majumdar của Đại học Stanford, đồng giám đốc của Viện Năng lượng Precourt, Mỹ đã nhập khẩu hơn 50% sản lượng dầu thô với chi phí khoảng 300 tỷ USD/năm. Số tiền này có thể được sử dụng để tạo thêm nhiều việc làm hơn nếu Mỹ trở nên độc lập về nhu cầu năng lượng của mình.

Phạm TT

Theo Oil Price