Trung Quốc lớn tiếng cảnh báo Anh đưa tàu sân bay tới Biển Đông
Anh lên kế hoạch đưa tàu sân bay HMS Queen Elizabeth tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương (Ảnh: Pa Wire) |
Bộ Quốc phòng Anh đang lên kế hoạch đưa tàu sân bay HMS Queen Elizabeth mới của nước này tới châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm khu vực Biển Đông, trong đợt triển khai hoạt động đầu tiên của tàu chiến này. Dự kiến HMS Queen Elizabeth sẽ được triển khai vào năm 2021.
Theo trang tin Telegraph, Trung Quốc ngang nhiên phản đối kế hoạch trên của Anh. Bắc Kinh lớn tiếng cảnh báo rằng, việc Anh triển khai tàu sân bay HMS Queen Elizabeth tới Biển Đông có thể bị coi là “hành động thù địch”.
Thiếu tướng Su Guanghui, tùy viên quân sự của Trung Quốc tại Anh, đã phát đi cảnh báo cứng rắn trong bài phát biểu tại London hồi tuần trước. Ông Su tuyên bố tàu sân bay HMS Queen Elizabeth hay bất kỳ tàu chiến nào của Anh cũng có thể đối mặt với nguy cơ bị đáp trả bằng vũ lực nếu đi qua khu vực tranh chấp trên Biển Đông.
Phản hồi tuyên bố của các quan chức Trung Quốc, một phát ngôn viên của chính phủ Anh cho biết Anh vẫn cam kết khẳng định quyền tự do hàng hải.
“Anh có lợi ích lâu dài trong khu vực và cam kết duy trì an ninh khu vực. Sự hiện diện của các lực lượng hải quân quốc tế tại Biển Đông là điều bình thường và Hải quân Hoàng gia Anh cũng không phải ngoại lệ”, người phát ngôn của chính phủ Anh cho biết.
Năm ngoái, Trung Quốc cũng đã phản ứng giận dữ khi Anh đưa HMS Albion, một trong những tàu tấn công đổ bộ của Hải quân Hoàng gia Anh, đi qua Biển Đông. Tàu Anh đã di chuyển gần quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, nơi Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép.
Bộ Quốc phòng Anh khẳng định tàu HMS Albion hoạt động tại vùng biển quốc tế. Đây cũng là một phần trong chiến dịch đảm bảo tự do hàng hải trên Biển Đông của Anh.
Chính phủ Anh đã thể hiện rõ quyết tâm thực hiện các chiến dịch đảm bảo tự do hàng hải ở các vùng biển quốc tế cùng hai đồng minh Mỹ và Australia. Động thái này của Anh cũng nhằm gửi thông điệp cứng rắn tới tham vọng bành trướng của Trung Quốc trong khu vực.
Theo Dân trí
-
Hệ quả từ sự phát triển quá nóng của năng lượng mặt trời ở Trung Quốc
-
Trung Quốc củng cố an ninh năng lượng như thế nào?
-
Thăm dò dầu khí của Petronas ở Biển Đông: Những thách thức về địa chính trị và năng lượng
-
Khi nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc chạm đỉnh: Thị trường thế giới sẽ ra sao?
-
Điều gì xảy ra nếu Trung Quốc không còn nhập khẩu dầu Iran?
-
Dự án Luật Điện lực (sửa đổi): Cần cụ thể hóa các chính sách cải cách giá điện
-
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét thông qua 15 luật và 13 dự án luật
-
Kỷ luật 2 nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng
-
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo