Trung Quốc cần đầu tư hơn 5.000 tỷ USD cho năng lượng xanh
Trung Quốc chuẩn bị đánh vào yếu điểm của Úc |
Trung Quốc đầu tư hàng chục tỷ USD vào hóa dầu, gây nguy cơ phá giá |
Khoản đầu tư này chủ yếu sẽ được dùng để gia tăng công suất phát điện nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển điện khí hóa đến năm 2050. Để đạt được mục tiêu này, Wood Mackenzie ước tính, Trung Quốc phải tăng thêm 11 lần công suất điện mặt trời, điện gió và lưu trữ năng lượng lên mức 5.040 GW vào năm 2050. Công suất nhiệt điện than sẽ giảm 50%. Tổng sản lượng điện của Trung Quốc sẽ tăng 2,5 lần lên 18.835 tỷ KWh vào năm 2050.
Đây là một nhiệm vụ to lớn đối với Trung Quốc - quốc gia có tỷ trọng hydrocarbon trong cơ cấu năng lượng chiếm 90%, mỗi năm phát thải ra môi trường hơn 10 tỷ tấn CO2 quy đổi, chiếm 28% tổng lượng khí thải toàn cầu. Bên cạnh đó, hãng phân tích còn lưu ý, thách thức lớn nhất của sự thay đổi không phải là đầu tư hay mức độ bổ sung năng lượng tái tạo mà là sự chuyển đổi xã hội đi kèm với nó. Giảm 50% công suất điện than sẽ dẫn đến mất việc làm khai thác than và ảnh hưởng đến nguồn thu của các địa phương.
Một thách thức khác là Trung Quốc đang thiếu các giải pháp khử cacbon hay phát thải carbon thấp trong lĩnh vực vận tải và công nghiệp. Năm 2019, lượng khí thải carbon trong hai lĩnh vực kể trên đã lên tới 5,7 tỷ tấn (bằng tổng lượng khí thải của Mỹ và Anh cộng lại). Do đó, các chuyên gia của Wood Mackenzie cho rằng, Chính phủ Trung Quốc nên trang bị thêm cho các nhà máy nhiệt điện than công nghệ thu gom và lưu trữ carbon (CCS) để vừa duy trì hoạt động khai thác than ở các tỉnh trọng điểm, tối ưu hóa nguồn than trong nước, vừa góp phần giảm phát thải ra môi trường.
Viễn Đông
-
Thúc đẩy chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero
-
Sự bùng nổ của AI có tác động gì đến ngành năng lượng?
-
Bài 2: Cần xây dựng khung pháp lý mạnh mẽ, rõ ràng và vững chắc cho phát triển điện gió ngoài khơi
-
Khai mạc Triển lãm Máy móc, Thiết bị và Phụ liệu công nghiệp 2024
-
Bài 1: Việt Nam có thể trở thành trung tâm chuỗi cung ứng cho điện gió ngoài khơi tại châu Á - Thái Bình Dương