Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Trận đánh đồn Cao Cô Tô và tư tưởng “giữ nước khi nước còn chưa nguy”

21:43 | 15/07/2024

1,047 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Với vị trí là huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc, công cuộc đấu tranh giữ vững chủ quyền biển đảo ở Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh) từ những năm 40 của thế kỷ XX đến nay vẫn còn để lại nhiều bài học thực tiễn quý báu, là minh chứng sinh động cho Chiến lược Quốc phòng Việt Nam “bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, từ khi nước chưa nguy”. Trận đánh đồn Cao năm 1945 cũng thể hiện sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết giữa lực lượng vũ trang và ngư dân trong bảo vệ Tổ quốc.
Nhật ký ngày giải phóng Sài Gòn: Trận đánh này tất cả phải mặc quần áo mới!Nhật ký ngày giải phóng Sài Gòn: Trận đánh này tất cả phải mặc quần áo mới!
Trận đánh đồn Cao Cô Tô và tư tưởng “giữ nước khi nước còn chưa nguy”
Cụ Lê Phú và Bí thư Huyện ủy Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh) Nguyễn Việt Dũng_Ảnh: Phạm Học

Sự kiện Đại đội Ký Con tấn công đồn Cao Cô Tô do quân Pháp chiếm giữ đêm 13-11-1945 là một minh chứng rõ nét nhất về ý chí và quyết tâm bảo vệ biển đảo của cha ông ta từ những năm 40 của thế kỷ XX. Cuộc chiến đấu của Đại đội đã huy động được sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, không chỉ có bộ đội và chính quyền xã đảo tham gia mà một số ngư dân cũng ủng hộ nhiệt tình.

Trong quá trình sưu tầm tư liệu, chúng tôi tìm được cụ Lê Phú - nguyên Đại đội trưởng Đại đội Ký Con, người chỉ huy trận đánh bi hùng năm xưa, cũng là người duy nhất của Đại đội còn tại thế. Cụ Lê Phú đang sống tại số nhà 27, ngõ 517, đường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội.

Tiếp chúng tôi tại nhà riêng, cụ Phú gần 100 tuổi nhưng còn rất minh mẫn. Từng câu chuyện cụ kể cho chúng tôi nghe hệt như những thước phim quay chậm. Cụ Lê Phú sinh năm 1925 tại Hải Phòng, quê ngoại ở phường Cộng Hoà (thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh).

Tháng 4-1945, Lê Phú bắt liên lạc được với Nguyễn Bình và được giao cướp vũ khí của Pháp về trang bị cho nghĩa quân Chiến khu Đông Triều. Lê Phú đã trực tiếp chỉ huy đánh đồn Bí Chợ, giành chính quyền ở tỉnh lỵ Quảng Yên, Hải Phòng, Hòn Gai trong Cách mạng Tháng Tám. Đặc biệt, Lê Phú làm Đại đội trưởng Đại đội Ký Con - đơn vị vũ trang tập trung đầu tiên của Chiến khu Trần Hưng Đạo.

Sáng 10-11-1945, Đại đội trưởng Lê Phú nhận bức điện khẩn ngắn gọn: “cử một trung đội đánh Pháp trên đảo Cô Tô ngay trong đêm nay”. Sau khi thống nhất với chỉ huy đại đội và chuẩn bị quân xong, Lê Phú lặng lẽ ra bến tìm con thuyền buồm vẫn dùng để chở đá nay trưng dụng để chở đủ một trung đội.

Cụ Lê Phú kể: “qua đêm 10-11, chuẩn bị đến 11-11, mới đánh được nên chúng tôi mượn một thuyền của ngư dân khác đi qua đảo Vân Hải rồi đổ bộ lên Minh Châu.

Chúng tôi ngủ đêm lại ở Minh Châu đến chiều hôm sau mới đi được, nhưng thuyền mắc cạn. Vì thế, chúng tôi mượn thêm thuyền của dân Minh Châu ra Cô Tô. Trên cũng điều thêm một tiểu đội từ Cát Bà ra thẳng Minh Châu”.

Sáng ngày 12-11, thuyền cập bến làng Vân. Tối ngày 12-11-1945, dưới ánh sáng ngọn đèn dầu leo lét đủ soi sáng tấm bản đồ, chỉ huy đơn vị cùng tập trung phác thảo kế hoạch đánh đồn. Làng Minh Châu cử 4 ngư dân dẫn đường cho Đại đội. Thời gian xuất quân dự kiến vào chiều 13, bảo đảm đổ bộ lên Cô Tô vào giữa đêm.

Đúng 14 giờ ngày 13-11, 4 con thuyền chở các chiến sĩ Ký Con xuất phát từ đảo Minh Châu nhằm thẳng hướng Cửa Đối. Mưa to lạnh buốt thịt da. Sóng biển như muốn nuốt chửng những con thuyền nhỏ nhoi.

Theo lời kể của cụ Lê Phú, đêm 13-11, cán bộ, chiến sĩ Ký Con đi trên các thuyền bí mật tiếp cận đảo Cô Tô thì thấy trên biển gần đảo có một cụm đèn rực sáng.

Hai mũi đánh Đồn Cao gặp nhau ở gần đồn địch, dàn quân vào vị trí. Đại đội trưởng Lê Phú lệnh cho chiến sĩ Bùi Văn Ngoạn khai hỏa. Địch bắn trả. Đèn pha từ tàu chiến chiếu tập trung vào các vị trí quanh Đồn Cao. Các chiến sĩ được lệnh giãn ra. Có đồng chí hy sinh, một số khác bị thương.

Hai tiểu đội tăng cường hỗ trợ cùng đánh Đồn Cao vẫn không có tín hiệu phối hợp. Trời sắp sáng, Lê Phú lệnh cho từng tổ rút nhanh, tìm nơi ẩn nấp để tìm thuyền vượt biển trở về. Tiểu đội của Đinh Như Tâm tiến công kho chứa quân trang, quân dụng phía dưới chân đồi. Địch bị tấn công bất ngờ dẫn đến hoảng loạn.

Khi không chiếm giữ được Đồn Cao, quân ta đốt nhà kho bốc cháy và tìm đường rút lui. Tiểu đội do Trung đội phó Lê Hai chỉ huy, đồng loạt bắn và ném lựu đạn vào đền thờ Mã Viện. Địch bị tấn công bất ngờ, bỏ chạy tán loạn ra khỏi đền. Cả tiểu đội xông vào đền nhưng không còn bóng tên địch nào cả.

Trong trận đánh Đồn Cao, ngoài 22 đồng chí và 4 người dân lái thuyền bị địch bắt sống, Đại đội hy sinh 17 đồng chí và 1 ngư dân dẫn đường. Tập kích Đồn Cao là trận đánh tổn thất lớn nhưng thể hiện tinh thần chiến đấu quả cảm của cán bộ, chiến sĩ đơn vị những ngày sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

“Trận đánh có ý nghĩa là mình chống quân xâm lược từ xa không để cho vào đất nước mình được. Ngay khi nó ở ngoài đảo mình đã đưa quân ra đánh rồi”, cụ Lê Phú khẳng định.

Sau trận đánh, Đại đội Ký Con tiếp tục cùng các đơn vị đánh lui hàng chục đợt tiến công của quân Pháp tại Hải Phòng. Tháng 8-1948, Đại đội phát triển thành Tiểu đoàn Ký Con (Tiểu đoàn Cô Tô) và đến tháng 2-1950 trở thành Trung đoàn Ký Con (Trung đoàn 66, Trung đoàn chủ lực của Liên khu 3), tham gia nhiều trận đánh trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, lập nhiều chiến công.

Năm 2000, Đại đội Ký Con được Đảng và Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân. Một số chiến sĩ Đại đội Ký Con đã thành danh như: Trung tướng Lê Hai, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Thiếu tướng Ngô Huy Biên, nguyên Cục trưởng Cục Quân huấn (Học viện Quốc phòng).

Nơi mà cụ Lê Phú và đồng đội của mình chiến đấu giờ đã trở thành khu di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Sau những bụi mờ của thời gian, dấu tích Đồn Cao giờ đây chỉ còn lại nền móng, những viên gạch cũ rêu phong, bể nước, hầm ngầm, bờ kè đá dưới lớp cỏ dại và cây bụi um tùm che phủ.

Trận đánh đồn Cao Cô Tô và tư tưởng “giữ nước khi nước còn chưa nguy”
Diện mạo Cô Tô ngày một đổi thay_Ảnh: Phạm Học

Tại thành phố Hạ Long và Thành phố Hồ Chí Minh đều có đường Ký Con. Tại Cô Tô, đường Ký Con là phố đi bộ sầm uất và đẹp nhất của huyện. “Cô Tô giờ khác hẳn, đã thành chỗ du lịch biển đảo đông đúc. Vì Cô Tô, chúng tôi có hy sinh cũng không tiếc”, cụ Lê Phú bày tỏ.

Những hiện vật mà đại đội để lại quá ít ỏi. Chỉ có bức ảnh một chi tiết trên chiếc tàu sắt hiện còn lưu giữ tại bảo tàng. Trên tấm bia tưởng niệm, cũng như tại mộ chí ở Nghĩa trang liệt sĩ Cô Tô chỉ có những dòng ngắn ngủi. Nhưng tất cả đều có chung một ngày hy sinh: 13-11-1945. Và đặc biệt, tất cả đều là mộ gió.

Không ai trong số các liệt sĩ bị lãng quên cả. Họ đã nằm lại với Cô Tô, nằm lại bên nhau giữa trời nước biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Trừ cụ Lê Phú, không ai trong chúng ta hôm nay biết mặt họ nhưng họ là những người anh hùng đã làm nên chiến công bất khuất. Những chiến sĩ Ký Con anh dũng đã bất tử giữa lòng đất mẹ bao la, giữa biển trời sóng nước Cô Tô vĩnh hằng.

Thượng tá Trương Thế Dũng - Chính trị viên phó Ban Chỉ huy quân sự huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh - khẳng định: “bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, từ cơ sở là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt của Đảng ta. Phát huy truyền thống giữ nước khi nước còn chưa nguy của Đại đội Ký Con trong trận đánh Đồn Cao, lực lượng vũ trang huyện Cô Tô xác định phải chủ động bảo vệ Tổ quốc từ sớm từ xa, là định hướng chiến lược, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới”.

Cô Tô hôm nay đã trở thành huyện đảo vững vàng trước sóng gió trùng khơi. Đồng chí Nguyễn Việt Dũng - Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Cô Tô - chia sẻ: trận đánh Đồn Cao của Đại đội Ký Con trên đảo Cô Tô đã để lại bài học lịch sử sâu sắc không chỉ cho huyện, cho tỉnh mà cho cả nước về chủ trương bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, không để Tổ quốc bị bất ngờ.

Phát huy tinh thần anh dũng, bất khuất của Đại đội Ký Con, trong suốt hành trình đã qua, có thể khẳng định, Cô Tô thật sự trở thành phên giậu của vùng biển đảo Đông Bắc, chính là nhờ sự kiên cường bám trụ của mỗi công dân trên đảo. Mỗi người dân trên đảo Cô Tô chính là một chiến sĩ. Và mỗi chiến sĩ là một lá chắn thép giữa trùng khơi đầy sóng gió.

Chúng tôi có mặt trong một buổi lễ chào cờ thường kỳ của lực lượng vũ trang huyện Cô Tô dưới chân tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những chiến sĩ với quân phục màu xanh của biển cả nghiêm trang dưới quốc kỳ.

Lá cờ thấm máu đào của biết bao liệt sĩ đã ngã xuống vì độc lập tự do cho Tổ quốc thiêng liêng, trong đó có những liệt sĩ của Đại đội Ký Con năm xưa.

Thành kính hướng về lá cờ đỏ sao vàng, mỗi chiến sĩ, mỗi người dân Cô Tô hôm nay như thầm hứa sẽ bảo vệ vững chắc hòn đảo tiền tiêu này, xứng đáng với thế hệ cha ông đã anh dũng, kiên cường bám đảo dù cho phải hy sinh cả thân mình.

Phạm Học

Theo Chuyên trang Hồ sơ sự kiện/ Tạp chí Cộng Sản