TP HCM: Hàng giả đa phần xuất xứ từ Trung Quốc
Theo Chi cục QLTT thành phố, các mặt hàng tiêu dùng như quần áo, đồng hồ, kính mắt, túi xách, gas, mực in vi tính, thiết bị vệ sinh, thiết bị điện, điện tử, phụ tùng xe máy, dụng cụ cầm tay... phần lớn là xuất xứ từ Trung Quốc.
Một số khác được sản xuất tại Việt Nam như quần áo, mỹ phẩm nhái các nhãn hiệu nổi tiếng hoặc giả xuất xứ nước ngoài.
QLTT thành phố đã kiểm tra trên 15.500 vụ chuyên ngành và phối hợp liên ngành; đã phát hiện hơn 4.100 vụ vi phạm. Nhiều nhất là hàng nhập lậu, vi phạm quy định về nhãn hàng hóa, giả nhãn hiệu hàng hóa, hàng cấm…
Trong đó, Quản lý thị trường đã xử phạt vi phạm hành chính hơn 4.100 vụ, thu về hơn 114 tỷ đồng cho ngân sách nhà nước, tiêu hủy hàng vi phạm trị giá hàng chục tỉ đồng; chuyển nhiều vụ việc sang cơ quan cảnh sát điều tra để xử lý hình sự.
Túi xách giả tràn lan bán ngoài đường
Ngoài ra, tình trạng gian lận thương mại rất phức tạp: các doanh nghiệp (DN) bán hàng qua truyền hình đều không có địa điểm kinh doanh, các đơn vị bán hàng sử dụng hình thức giao hàng tận nơi để không cho khách hàng biết địa chỉ và người tiêu dùng sẽ gặp khó khăn khi cần bảo hành hàng hóa hay khiếu nại.
Hàng hóa vi phạm thường không có hóa đơn chứng từ, xuất xứ, chất lượng kém; Tình trạng vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm từ chăn nuôi, trồng trọt, thu hái, chế biến và kinh doanh thực phẩm đang ở mức cao….
Theo Phó Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thị Hồng thì ngành chức năng cần có biện pháp kiểm tra trọng tâm, trọng điểm trên thị trường. Đối với chi cục quản lý thị trường, phải nắm bắt tình hình địa bàn, hoạt động sản xuất kinh doanh, bán hàng gian, hàng giả trên địa bàn để có biện pháp kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp hàng thực phẩm không an toàn.
Nguyễn Hiển
-
Quá trình chuyển dịch năng lượng của Trung Quốc đang ở đâu?
-
Hệ quả từ sự phát triển quá nóng của năng lượng mặt trời ở Trung Quốc
-
Trung Quốc củng cố an ninh năng lượng như thế nào?
-
Khi nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc chạm đỉnh: Thị trường thế giới sẽ ra sao?
-
Điều gì xảy ra nếu Trung Quốc không còn nhập khẩu dầu Iran?
-
Đức ký kết hợp đồng mua khí đốt tự nhiên của Mỹ trong 10 năm
-
Chủ tịch HĐQT Shinec: Kinh doanh tín chỉ carbon như "bán đàn vịt giời"
-
Thiếu hụt khung pháp lý - Rào cản giảm tốc hình thành thị trường carbon
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 21/10 - 26/10
-
Giá dầu hôm nay (26/10): Dầu thô tiếp đà tăng