Tin tức kinh tế ngày 28/5: Miễn phí cho các hộ kinh doanh đăng ký thành doanh nghiệp
Tăng 42 vụ phạm pháp về kinh tế
Tháng 5: tăng 42 vụ vi phạm về quản lý kinh tế. |
Theo số liệu thống kê sơ bộ do Bộ Công an công bố về tình hình vi phạm pháp luật tháng 5/2019, toàn quốc xảy ra 1.234 vụ việc vi phạm pháp luật về trật tự quản lý kinh tế, tăng 42 vụ so với tháng 4.
Số liệu thống kê cũng cho thấy, toàn quốc xảy ra 1.234 vụ việc vi phạm pháp luật về trật tự quản lý kinh tế, tăng 42 vụ so với tháng 4. Các vụ việc vi phạm về môi trường được phát hiện là 2.228, tăng 225 vụ so với tháng 4. Vi phạm pháp luật về ma túy xảy ra với 1.795 vụ, giảm 366 vụ so với tháng 4.
Cần tăng mạnh cung ứng nông sản
Nông sản cần được cung ứng nhanh, rộng hơn nữa tại thị trường trong nước và xuất khẩu. |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp với UBND TP Hà Nội tổ chức hội thảo “Phát triển hệ thống trung tâm cung ứng nông sản Việt Nam hiện đại giai đoạn 2018-2020, định hướng đến 2030”.
Theo số liệu thống kê, phân tích, thực trạng cơ sở hạ tầng chợ đầu mối tại nước ta chưa đồng bộ. Tập trung chủ yếu và phát triển mạnh ở các thành phố, thị xã, thị trấn. Hệ thống chợ quy mô nhỏ lẻ, cơ sở hạ tầng lạc hậu, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển.
Các dịch vụ logistics và dịch vụ hỗ trợ mua bán yếu kém (ngân hàng; bảo hiểm; giám định và kiểm tra chất lượng hàng hóa; phân loại, bao gói, bảo quản hàng hoá nông sản; tư vấn, cung cấp thông tin thị trường…, hầu như chưa được tổ chức và cung ứng tại các chợ đầu mối; phương thức giao dịch truyền thống (giao ngay) là chủ yếu, mua bán qua hợp đồng còn ít, không có chứng nhận xuất xứ hàng hóa, chủ yếu là các thương lái chủ yếu gom hàng từ các hộ nông dân sản xuất nhỏ lẻ hoặc trang trại. Chính vì vậy, điều kiện vệ sinh chưa đảm bảo, hệ thống xử lý rác thải và nước thải hầu như không được đầu tư.
Các ý kiến cho rằng, việc xây dựng chợ đầu mối hay trung tâm cung ứng nông sản cần quan tâm tới vị trí, đây là yếu tố quan trọng nhất. Thứ hai là xác định quy mô xây dựng. Đồng thời cần xác định rõ loại chợ và dịch vụ. Thêm vào đó cần tính toán công tác quản lý và điều hành cũng như mô hình quản trị chợ đầu mối.
Miễn phí cho các hộ kinh doanh đăng ký thành doanh nghiệp
Hộ kinh doanh sẽ được miễn lệ phí khi đăng ký lên doanh nghiệp. |
Dự thảo Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp, các đối tượng là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) chuyển đổi từ hộ kinh doanh được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp và phí cung cấp thông tin doanh nghiệp lần đầu.
Theo đó, Bộ Tài chính dự kiến giảm lệ phí đăng ký doanh nghiệp (bao gồm: cấp mới, cấp lại, thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp) từ 100.000 đồng/lần xuống còn 50.000 đồng/lần. Phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp từ 300.000 đồng/lần xuống còn 100.000 đồng/lần.
Theo Bộ Tài chính, Nghị định số 78/2015/NĐ-CP quy định thủ tục đăng ký doanh nghiệp và thủ tục công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp là 2 thủ tục tách biệt.
Tổng vốn đầu tư ra nước ngoài đạt 183 triệu USD
5 tháng, vốn đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài đạt 183 triệu USD. |
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính chung trong 5 tháng đầu năm 2019, tổng vốn đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài cấp mới và tăng thêm đạt 183 triệu USD. Trong đó có 55 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới với tổng vốn đầu tư bên Việt Nam đạt 98,3 triệu USD. Có 14 lượt dự án điều chỉnh vốn đầu tư với vốn đầu tư Việt Nam tăng thêm là 84,8 triệu USD.
Tính theo lĩnh vực thì lĩnh vực hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ dẫn đầu về vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài với tổng vốn đăng ký mới và tăng thêm là 81,9 triệu USD, chiếm 44,7% tổng vốn đầu tư; Lĩnh vực ngân hàng đứng thứ hai với 37,1 triệu USD và chiếm 20,3% tổng vốn đầu tư; Lĩnh vực thông tin và truyền thông đứng thứ 3 với gần 31 triệu USD, chiếm 16,9% tổng vốn đầu tư. Còn lại là các dự án thuộc các lĩnh vực khác.
Tính theo địa bàn, trong 5 tháng đầu năm 2019, Việt Nam đã đầu tư sang 25 quốc gia, vùng lãnh thổ. Với 1 dự án quy mô vốn lớn 59,8 triệu USD, Tây Ban Nha là địa bàn dẫn đầu về vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài, chiếm 32,7% tổng vốn đầu tư. Hoa Kỳ xếp thứ 2 với tổng vốn cấp mới và tăng thêm là 44,3 triệu USD, chiếm 24,2% tổng vốn đầu tư. Campuchia xếp thứ 3 với tổng vốn đầu tư 38 triệu USD, chiếm 20,8% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Malaysia, Nam Phi, Canada...
Tùng Dương
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 9/9 - 14/9
-
Những sự kiện nổi bật trên thị trường Năng lượng Quốc tế từ 6/9 - 11/9
-
Tin tức kinh tế ngày 4/8: Người Việt chi 2,1 tỷ USD sắm ô tô ngoại
-
Tin tức kinh tế ngày 13/7: Hai nhóm giải pháp phục hồi kinh tế trong bối cảnh Covid-19
-
Tiền tạm thời nhàn rỗi của Quỹ vắc xin gửi ở 4 ngân hàng lớn
-
Tin tức kinh tế ngày 23/11: Thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 507 tỷ USD
-
Cần tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp nhà nước phát triển
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 18/11 - 23/11
-
Vì sao tập đoàn Saudi Aramco đi vay thêm nợ?
-
Giá dầu hôm nay (23/11): Dầu thô tăng trong phiên