Tìm kiếm một con đường khác cho tương lai năng lượng Việt Nam
Tổng Giám đốc McKinsey & Company Việt Nam Marco Breu cho biết: “Là một trong 18 nền kinh tế mới nổi có sự phát triển vượt bậc theo chúng tôi đánh giá trên toàn cầu, Việt Nam cần nâng cao năng lực để đáp ứng nhu cầu đang tăng nhanh của mình về năng lượng để duy trì tăng trưởng. Con đường mà Việt Nam chọn để nâng cao năng lực đó sẽ có những tác động sâu rộng đến tiềm năng tăng trưởng GDP, thương mại, vấn đề môi trường và an ninh năng lượng”.
Toàn cảnh họp báo |
Nghiên cứu cho biết nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú của Việt Nam về năng lượng mặt trời và năng lượng gió, cùng với xu hướng giảm đáng kể chi phí đầu tư ban đầu của của điện mặt trời và điện gió trong vòng 5 năm qua, trong đó giá vốn điện mặt trời giảm 75% và điện gió giảm 30%, đã đưa năng lượng tái tạo trở thành một nguồn cung cấp điện năng có chi phí dễ chấp nhận hơn so với các nguồn nhiệt điện truyền thống về dài hạn.
Nghiên cứu cho rằng con đường dựa trên năng lượng tái tạo sẽ có thể giúp ngành điện Việt Nam đạt kết quả tốt hơn so với xu thế hiện nay, xét trên 3 khía cạnh chính đó là: Về giá thành: Tổng giá thành điện từ năm 2017 - 2030 sẽ giảm 10%, chủ yếu nhờ tiết kiệm được chi phí nhiên liệu do giảm sản xuất nhiệt điện tiêu tốn nhiều nhiên liệu ở mức độ cao; về độ sạch: phát thải khí nhà kính và chất hạt năm 2017 - 2030 sẽ giảm lần lượt 32% và 33%, nhờ đó sẽ có lợi cho sức khỏe và nâng cao năng suất.
Về An ninh năng lượng: nhu cầu nhiên liệu và nhập khẩu cho con đường dựa trên năng lượng tái tạo lần lượt thấp hơn 28% và 60% so với con đường truyền thống. Nhờ đó sẽ có thể giảm đáng kể sự lệ thuộc của Việt Nam vào nguồn nhiên liệu nhập khẩu và nhiên liệu hóa thạch. Đầu tư vào năng lượng tái tạo cũng có thể tạo ra tới 465.000 việc làm mới.
Ông Antonio Castellano, Giám đốc Hợp danh kiêm Trưởng ban Điện năng – Khí tự nhiên khu vực Đông Nam Á của McKinsey & Company chia sẻ tại buổi lễ |
Tại buổi lễ công bố, ông Antonio Castellano, Giám đốc Hợp danh kiêm Trưởng ban Điện năng – Khí tự nhiên khu vực Đông Nam Á của McKinsey & Company chia sẻ: “Không có phép màu nào để giải quyết các khó khăn của Việt Nam về năng lượng. Khả năng đáp ứng nhu cầu đang tăng nhanh trong khi vẫn duy trì được mức giá thành thấp sẽ phụ thuộc vào việc tạo lập cơ sở hạ tầng tài chính và thể chế hấp dẫn các nhà đầu tư có năng lực đầu tư vào mảng năng lượng tái tạo”.
Sách trắng cũng phân tích các yếu tố then chốt để có thể tạo thuận lợi cho con đường dựa trên năng lượng tái tạo. Đó là tạo ra các điều kiện thị trường thuận lợi để phát triển năng lượng tái tạo, nâng cao năng lực quốc gia trong việc triển khai các dự án năng lượng tái tạo quy mô lớn có sự hợp tác với các nhà đầu tư quốc tế có năng lực, nâng cao vai trò của lĩnh vực sản xuất điện từ khí đốt thiên nhiên trong tổng quy hoạch điện quốc gia.
Ông Castellano cho biết: “Đây là một thời điểm quyết định đối với Việt Nam. Năng lượng tái tạo có tiềm năng trở thành lựa chọn có chi phí thấp nhất đối với Việt Nam để đáp ứng nhu cầu năng lượng của mình. Hành động ngày hôm nay để tạo nền tảng cho phát triển năng lượng tái tạo sẽ đem lại cho Việt Nam tiềm năng để có được một tương lai ít tốn kém hơn, sạch hơn, an ninh năng lượng cao hơn”.
Nguyễn Hoan
-
Châu Âu diễn tập đối phó sự kết thúc của thỏa thuận vận chuyển khí đốt giữa Ukraine và Nga
-
Những bất ổn mới cho giá dầu thế giới?
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 11/11 - 16/11
-
Hoa Kỳ sẽ không thực hiện các hợp đồng LNG trị giá hàng chục tỷ đô la cho châu Âu
-
Đánh giá điểm nổi bật của thị trường dầu mỏ toàn cầu trong tháng 10/2024