Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Tiềm năng phát triển điện mặt trời ở Algeria

07:00 | 10/03/2023

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Algeria là quốc gia đầy hứa hẹn về năng lượng tái tạo. Với số giờ nắng lên tới 3.000 giờ mỗi năm, quốc gia này đang hướng tới mục tiêu sản xuất 15.000 MW năng lượng mặt trời vào năm 2035, qua đó đưa điện sạch tới các vùng sâu, vùng xa.
Mảng pin năng lượng mặt trời gập giúp tiết giảm 20% chi phí lắp đặtMảng pin năng lượng mặt trời gập giúp tiết giảm 20% chi phí lắp đặt
Phân tích tiềm năng điện mặt trời ở IndonesiaPhân tích tiềm năng điện mặt trời ở Indonesia

Phát triển năng lượng mặt trời ở sa mạc

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Algeria - Mohamed Arkab thông báo nước này sẽ triển khai thử nghiệm hệ thống lưu trữ điện năng cho hai nhà máy điện năng lượng mặt trời mới có công suất lần lượt là 3 và 4 MW.

Các nhà máy kể trên do Tập đoàn Điện lực và Khí đốt Algeria (Sonelgaz) đầu tư xây dựng và vận hành tại tỉnh Djanet, một tỉnh ở phía Đông Nam và nằm hoàn toàn trong sa mạc Sahara, có nhiệm vụ cung cấp năng lượng điện cho các khu vực lân cận.

Tiềm năng phát triển điện mặt trời ở Algeria
(Ảnh: borgenproject)

Bộ trưởng Arkab cho biết đây là lần đầu tiên Algeria tiến hành thử nghiệm này trong lĩnh vực sản xuất và lưu trữ 100% năng lượng mặt trời. Ông đồng thời khẳng định rằng loại nhà máy điện này sẽ tiếp tục được xây dựng tại tất cả các khu vực sa mạc xa xôi ở phía Nam đất nước với mục đích giảm tiêu thụ khí đốt tự nhiên và dầu diesel trong sản xuất điện.

Bà Samia Moualfi, Bộ trưởng Bộ Môi trường và Năng lượng tái tạo Algeria, nhấn mạnh quá trình chuyển đổi năng lượng này là một chiến lược của Algeria để đạt được tỷ lệ 30% năng lượng tái tạo vào năm 2035. Trước đó, trong khuôn khổ Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015, Algeria đã đặt mục tiêu giảm 7% lượng khí thải nhà kính vào năm 2030 và cho biết có thể nâng tỷ lệ này lên 22% nếu nhận được sự hỗ trợ tài chính quốc tế.

Tiềm năng về năng lượng tái tạo

Để đa dạng hóa hỗn hợp năng lượng của mình, chủ yếu là khí đốt và dầu mỏ, Algeria muốn đạt được 15.000 MW năng lượng mặt trời vào năm 2035.

Tại vùng Laghouat của sa mạc Sahara, 240.000 tấm pin mặt trời đã tạo nên nhà máy điện mặt trời El Kheneg, công suất 60 MW. Năng lượng được sản xuất ở đây, đáp ứng khoảng 1/7 nhu cầu của khu vực. Hoàn thành vào năm 2016, dự án là một nguyên mẫu và là một phần trong quá trình chuyển đổi của Algeria, nhằm mục đích bảo tồn nguồn nguyên liệu hóa thạch và giảm phát thải khí nhà kính.

Ông Houari Mahi - Trưởng bộ phận kỹ thuật của công ty đơn vị vận hành El Kheneg giải thích về tiềm năng của năng lượng mặt trời: "Algeria có 3.000 giờ nắng mỗi năm, và tại Laghouat, ước tính là 1.800 giờ mỗi năm. Điều này đủ để thúc đẩy chúng tôi đầu tư vào việc xây dựng các cấu trúc quang điện. Chúng tôi cần tạo ra cùng một lượng megawatt hoặc kilowatt giờ với nguồn quang điện như chúng tôi làm với nhiên liệu hóa thạch".

Khu vực Laghouat đi đầu trong việc chuyển đổi này: các hệ thống năng lượng mặt trời đã được phân phối đến các ngôi làng hẻo lánh và cho những người dân du mục. Tại thị trấn Aine Madhi, quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo đang được triển khai. Trên nóc trường Koranic ở thị trấn, một máy nước nóng chạy bằng năng lượng mặt trời mới được lắp đặt. Ngoài ra là các trạm xăng sử dụng năng lượng mặt trời, đèn đường năng lượng mặt trời.

G.Minh