Thủy triều đỏ là gì và ảnh hưởng thế nào tới con người?
Theo thông báo của Bộ TN&MT trong cuộc họp báo tối 27/4, thì nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt dọc bờ biển miền Trung là "có thể có 2 nhóm nguyên nhân chính", bên cạnh nhóm nguyên nhân do con người là do "thủy triều đỏ". Vậy hiện tượng thủy triều đỏ là gì? Nguyên nhân do đâu? Tác hại của nó như thế nào?
Thông báo do Bộ TN&MT đưa ra như sau: Có thể có 2 nhóm nguyên nhân chính gây cá chết. Một là do tác động của các độc tố hóa học thải ra từ hoạt động của con người trên đất liền và trên biển. Thứ hai, do hiện tượng dị thường của tự nhiên kết hợp với tác động của con người tạo nên hiện tượng tảo nở hoa của nước mà trên thế giới gọi là hiện tượng thủy triều đỏ.
Đồng thời thông báo cũng nêu rõ: Đến thời điểm hiện nay, qua kiểm tra và thu nhập chứng cứ, chưa có bằng chứng để kết luận về mối quan hệ liên quan của Formosa và các nhà máy về hiện tượng cá chết hàng loạt.
Thủy triều đỏ là gì?
Thủy triều đỏ nhìn chung không liên quan đến chuyển động của thủy triều, vì vậy, các nhà khoa học thường thích dùng cái tên tảo nở hoa để mô tả hiện tượng này hơn. Thủy triều đỏ cũng không nhất thiết làm chuyển màu nước, khi mức độ tảo tích tụ không quá dày đặc.
Hiện tượng "nở hoa" thường đồng hành với sự giảm thiểu nhanh chóng hàm lượng ôxy trong nước, và đó chính là nguyên nhân làm chết nhiều loài sinh vật biển trong tự nhiên và nuôi trồng. Theo tiến sĩ Nguyễn Ngọc Lâm, cán bộ Viện Hải dương học - Nha Trang, mầm mống của tảo sẵn có trong nước biển nên có thể "nở hoa" bất cứ ở đâu khi gặp điều kiện thuận lợi, chẳng hạn như nhiệt độ tăng, việc trao đổi nước kém, hoặc điều kiện dinh dưỡng trong môi trường tăng, hay ô nhiễm môi trường biển...
Thuỷ triều đỏ làm đổi màu nước biển |
Nguyên nhân gây ra thủy triều đỏ (red tide)
Các nhà khoa học đã xác định, có ba loại tảo kết hợp với thủy triều đỏ, đó là tảo Karenia brevia (đặc biệt phổ biến dọc theo bờ biển phía tây của Florida và bờ Texas ở Mỹ), tảo Alexandrium fundyense (có ở xa hơn về phía bắc, được tìm thấy trên bờ biển Đại Tây Dương từ New England vào Canada), tảo Alexandrium catenella (phổ biến ở Thái Bình Dương, từ Mexico đến Alaska, và dọc theo bờ biển của Australia và Nhật Bản).
Một số yếu tố có thể gây ra hiện tượng tảo nở hoa bùng phát mạnh là khi độ mặn thấp, hàm lượng dinh dưỡng trong nước tăng cao và nhiệt độ nước bề mặt ấm hơn bình thường thường là nguyên nhân là góp phần hình thành một cơn thủy triều đỏ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở ven biển nước ta có khoảng 70 loài tảo có thể gây hại. Trong đó, hiện tượng nở hoa của loại tảo Phaeocystis globosa thường xảy ra ở vùng biển Bình Thuận và kéo dài khoảng trên dưới 1 tháng.
Cần lưu ý, sự "nở hoa" của tảo xanh lam (vi khuẩn lam) còn xảy ra ở nhiều hồ chứa nước ngọt, đe dọa sức khỏe những người sử dụng nguồn nước này.
Yếu tố khác như bụi giàu sắt đến từ các vùng sa mạc rộng lớn như sa mạc Sahara được cho là đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra thủy triều đỏ. Một số lần thủy triều đỏ xảy ra ở Thái Bình Dương có liên quan đến biến đổi khí hậu quy mô lớn, như El Nino.
Thủy triều đỏ là nguyên nhân khiến các sinh vật sống dưới biển chết hàng loạt ở nhiều quốc gia trên thế giới |
Tác hại do thủy triều đỏ gây ra
Thủy triều đỏ không chỉ là tai họa của người đi biển; chúng cũng gây chết sinh vật biển như cá, chim và thậm chí cả lợn biển. Và chúng có thể có tác động nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
Các loại tảo có liên quan đến thủy triều đỏ có chứa một chất độc có ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh và tiêu hóa của động vật. Thủy triều đỏ thường đi kèm với hiện tượng cá chết hàng loạt, các sinh vật biển khác... và điều đó cũng có thể xảy ra với loài chim và động vật khác nếu chúng ăn cá chết và hấp thụ quá nhiều độc tố.
Một cơn thủy triều đỏ ở Florida (Mỹ) vào năm 1996. đã giết chết hàng loạt lợn biển , trong khi một thủy triều đỏ trong năm 2012 có thể là nguyên nhân gây ra cái chết hàng loạt của những con mực ở California (Mỹ). Thủy triều đỏ xảy ra vào cuối năm ngoái ở Hong Kong khiến 36 tấn cá chết. Năm 2013, thủy triều đỏ tại bờ biển đảo Borneo, phần do Malaysia kiểm soát (đảo chia làm ba phần thuộc chủ quyền của ba nước Brunei, Indonesia và Malaysia), làm hai người thiệt mạng, sau khi họ ăn sinh vật biển bị nhiễm độc.
Thủy triều đỏ có gây hại đến con người không?
Con người cũng dễ bị ảnh hưởng bởi sự độc hại của một thủy triều đỏ. Khi sóng đánh vào bờ có thể giải phóng độc tố của tảo vào không khí, gây ra các vấn đề hô hấp ở người sống gần bờ biển, đặc biệt là với những người có bệnh hen suyễn hoặc các bệnh đường hô hấp khác.
Tảo độc của thủy triều đỏ có thể tích tụ trong động vật có vỏ như ngao, sò... Trong 38 loài tảo chứa độc tố thì độc tố nguy hại nhất chứa trong ngao, sò đối với con người là: DSP, PSP, ASP và NPS. DSP... đây là độc tố gây tiêu chảy, sinh ra do nhuyễn thể ăn phải tảo độc nhóm Dinoflagellate. Loài này chỉ gây rối loạn đường ruột, tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, nếu điều trị kịp thời thì sau 3 - 4 ngày sẽ khỏi.
Nguy hiểm là độc tố PSP gây bại liệt, xuất hiện 30 phút sau khi ăn gồm: cảm giác tê ở môi, cổ, mặt, cùng cảm thấy như có kiến bò trong các ngón tay và ngón chân, nhức đầu, chóng mặt và buồn nôn, nói năng không còn mạch lạc, mạch đập nhanh, thở khó... Trường hợp nặng có thể chết vì bị liệt hô hấp. Độc tố ASP, NSP, gây nhũn não, mất trí nhớ, sau khi gây buồn nôn, tiêu chảy bắt đầu tác động đến dạ dày, thần kinh gây hoa mắt, choáng ngất, nồng độ cao sẽ phá hủy tế bào thần kinh tạm thời hoặc vĩnh viễn gây mất trí nhớ và tử vong.
Nếu làm đúng quy trình xả thải, Formosa phải mất 2-3 tỷ USD | |
Một buổi họp báo lạ lùng | |
Họp kín về vụ cá chết hàng loạt ở biển miền Trung | |
Hãy tự trách mình, trước khi trách Formosa |
Tú Cẩm
Tổng hợp
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
-
Kỷ luật 2 nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng
-
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
-
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
-
[Chùm ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị