Thủ tướng Malaysia có ý định ‘khai tử’ tất cả các dự án đầu tư từ Trung Quốc
Thủ tướng Malaysia đương nhiệm Mahathir Mohamad. (Ảnh: Bloomberg) |
Ông Mahathir Mohamad ngày 13/8 cho biết Malaysia sẽ tìm cách hủy bỏ các dự án cơ sở hạ tầng được Trung Quốc đầu tư đã được ký kết bởi người tiền nhiệm của ông.
Chính phủ của ông Mohamad đang nỗ lực để nước này thoát khỏi “bẫy nợ” của Trung Quốc sau bài học của Sri Lanka.
Thủ tướng Mohamad đưa ra những bình luận trên trong cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn AP chỉ vài ngày trước khi ông lên đường sang thăm Trung Quốc lần đầu tiên kể từ khi lên nắm quyền 3 tháng trước.
Nhà lãnh đạo 93 tuổi cho biết ông muốn duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc, sẵn sàng chào đón đầu tư, miễn là các dự án đó phải có lợi cho Malaysia.
Tuy nhiên, ông Mohamad đã thể hiện lập trường cứng rắn qua hành động cho đình chỉ các dự án được cựu Thủ tướng Najib Razak ký kết với Trung Quốc. Ông Najib đang phải đối mặt với phiên tòa xét xử nhiều tội danh, trong có nghi án tham nhũng hàng triệu USD từ các dự án mà ông đã ký kết.
“Chúng tôi cho rằng Malaysia không cần các dự án đó. Chúng tôi nghĩ rằng chúng không thể tồn tại. Vì vậy, nếu có thể, chúng tôi sẽ hủy bỏ tất cả”, Thủ tướng Mohamad tuyên bố.
Trong thời gian đương nhiệm, Trung Quốc đã “quyến rũ” cựu Thủ tướng Najib Razak vì họ nhìn thấy quốc gia Đông Nam Á đa sắc tộc này là một phần quan trọng trong Sáng kiến “Con đường và Vanh đai” đầy tham vọng. Trong năm 2016, ông Najib đã đạt được nhiều thỏa thuận với Trung Quốc, đặc biệt là tuyến đường sắt East Coast Rail Link dài 688 km và hai đường ống dẫn đầu.
Chính phủ mới của Malaysia đã đình chỉ hoạt động 3 dự án trên với tổng số vốn đầu tư từ Trung Quốc lên tới 22 tỷ USD. Tuy nhiên, một lượng không ít trong khoản đầu tư đó đã được chuyển cho phía Malaysia và rất khó để hoàn trả cho phía Trung Quốc.
Nếu việc hủy các dự án hoàn toàn không thể thực hiện được, Malaysia tối thiểu sẽ trì hoãn chúng cho tới tương lai, “khi nhu cầu nâng lên”, ông Mohamad nói.
Thủ tướng Malaysia đương nhiệm cũng kêu gọi Trung Quốc tôn trọng sự di chuyển tự do của các con tàu trên khu vực Biển Đông, vùng biển mà Trung Quốc và nhiều quốc gia Đông Nam Á bao gồm cả Malaysia có tranh chấp trên các đảo và rạn san hô, cùng với các ngư trường phong phú và trữ lượng nhiên liệu hóa thạch khổng lồ.
Theo dkn.tv
-
Quá trình chuyển dịch năng lượng của Trung Quốc đang ở đâu?
-
Hệ quả từ sự phát triển quá nóng của năng lượng mặt trời ở Trung Quốc
-
Trung Quốc củng cố an ninh năng lượng như thế nào?
-
Khi nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc chạm đỉnh: Thị trường thế giới sẽ ra sao?
-
Điều gì xảy ra nếu Trung Quốc không còn nhập khẩu dầu Iran?
-
Giới chuyên gia dự báo tồn kho dầu thô của Mỹ
-
Tin Thị trường: Các nhà giao dịch không chắc về kế hoạch của OPEC+
-
Hoạt động xuất khẩu LNG của Hoa Kỳ sẽ đối mặt với nhiều rủi ro nếu ông Trump đắc cử
-
Giá xăng dầu điều chỉnh nhẹ
-
Dự kiến kế hoạch chính sách sản lượng dầu của OPEC+ trong lần họp sắp tới