Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Thị trường tài chính Việt Nam trước ngưỡng cửa AEC

15:00 | 08/05/2015

Theo dõi PetroTimes trên
|
Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính) vừa đưa ra những nhận định về cơ hội cũng như thách thức của thị trường tài chính Việt Nam khi Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được triển khai.

Thị trường chứng khoán sẽ có cơ hội mở rộng thị phần trong AEC.

Theo đó, Cơ quan này cho rằng, việc cam kết mở cửa, xóa bỏ các hạn chế trong ngành ngân hàng, bảo hiểm và thị trường trường vốn trong AEC mang lại cho thị trường tài chính Việt Nam nhiều cơ hội. Đầu tiên là cơ hội đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ tài chính, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu vốn. Và thực tế, ngay từ lúc này, nhiều ngân hàng thương mại của các nước ASEAN như Kasikorn của Thái Lan, Ngân hàng Phát triển Singapore, Maybank của Malaysia… đã thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam.

Sự hiện diện của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam một mặt mang lại cơ hội cho người tiêu dùng có sự lựa chọn đa dạng hóa hơn đối với các sản phẩm dịch vụ tài chính, chất lượng sản phẩm cũng được nâng cao do các doanh nghiệp phải cạnh tranh khốc liệt hơn, không chỉ với các đối thủ trong nước mà cả các đối thủ đến từ các nước thành viên AEC.

Thứ nữa, với những cam kết đề ra trong AEC, các doanh nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán của Việt Nam có cơ hội mở rộng thị phần và tiếp cận với công nghệ quản trị tiên tiến, hiện đại.

Đề cập cụ thể nhận định này, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính cho hay, ASEAN là một thị trường lớn, với quy mô dân số trên 625 triệu người, cơ cấu dân số trẻ, mức thu nhập bình quân đầu người đạt gần 4.000 USD, GDP ước đạt 2,3 ngàn tỉ USD. Với AEC, các hoạt động đầu tư, kinh doanh, dịch chuyển hàng hóa, dịch vụ, lao động, đầu tư trong ASEAN sẽ được khuyến khích. Điều này sẽ tạo điều kiện cho ngành bảo hiểm mở rộng, phát triển thị trường không chỉ trong khu vực mà với cả các nước đối tác như Trung Quốc, Ấn Độ.

Hội nhập AEC cũng sẽ giúp mở rộng giao thương giữa các nước trên tất cả các dịch vụ vận tải đường biển, đường bộ và đường hàng không, do đó sẽ tạo áp lực giúp ngành bảo hiểm phát triển thêm các sản phẩm bảo hiểm mới dành riêng cho thị trường ASEAN. Đầu tư trực tiếp nước ngoài gia tăng và hoạt động kinh tế ở khu vực phát triển tất yếu sẽ kéo theo việc gia tăng nhu cầu đối với các dịch vụ bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán ở Đông Nam Á. Đây là cơ hội tốt để các doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt thời cơ mở rộng thị trường, phát triển hoạt động đầu tư, sản xuất - kinh doanh, cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho các nước trong khu vực ASEAN, đồng thời tiếp cận với công nghệ quản trị tiên tiến.

Thứ ba, sự tự do luân chuyển các dòng vốn đầu tư của AEC sẽ có tác động tích cực đến phát triển hệ thống tài chính của Việt Nam không chỉ theo chiều rộng mà còn theo chiều sâu. Đối với thị trường chứng khoán, sự có mặt của các nhà đầu tư nước ngoài, các quỹ đầu tư chứng khoán, các tập đoàn tài chính lớn sẽ góp phần làm chuyên nghiệp hóa thị trường chứng khoán Việt Nam, từ đó tăng cường kinh nghiệm và nâng cao tiêu chuẩn về quản trị công ty, quản trị rủi ro, kỹ năng phân tích, đầu tư cho các doanh nghiệp trong nước. Sự luân chuyển tự do của các dòng vốn cũng khiến cho quy mô của thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng tăng lên đáng kể và trở thành kênh huy động vốn quan trọng của doanh nghiệp, đáp ứng các nhu cầu về vốn để phát triển kinh tế.

Cũng theo Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, bên cạnh những cơ hội thì AEC cũng đặt ra cho thị trường chính Việt Nam không ít thách thức. Đặc biệt, sự tham gia của các định chế tài chính, các tập đoàn tài chính lớn nên sẽ gia tăng áp lực cạnh tranh cho thị trường tài chính trong nước. Đồng thời, sự gia tăng dòng vốn, đặc biệt từ nước ngoài vào cũng làm gia tăng mối lo về “bong bóng” giá tài sản và ảnh hưởng đến việc điều hành chính sách tiền tệ độc lập. Ngoài ra, với một thị trường chung cho toàn khu vực ASEAN, việc nhận diện và giám sát rủi ro hệ thống tài chính là yêu cầu thiết yếu đối với mọi quốc gia, nhất là với các nước đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường.

Xuất phát từ thực tế trên, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính cho rằng, thị trường tài chính cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này cần phải có các biện pháp kịp thời để giảm thiểu tác động tiêu cực đối với thị trường tài chính khi dòng vốn đảo chiều đột ngột; các doanh nghiệp Việt Nam cần xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn và thực hiện quản trị doanh nghiệp theo thông lệ quốc tế; ứng dụng các mô hình phân tích định lượng, cảnh báo sớm, kiểm định rủi ro đối với từng định chế tài chính riêng lẻ cũng như toàn hệ thống tài chính để nâng cao hiệu quả của hoạt động giám sát từ xa, phục vụ tốt hơn cho hoạt động điều hành vĩ mô và ổn định kinh tế.

Đi vào vấn đề cụ thể, tại Diễn đàn CEO 2015, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Kim Anh khi đề cập tới vấn đề cải thiện tiêu chí “tiếp cận tín dụng” - 1 trong 10 tiêu chí cấu thành chỉ số xếp hạng môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới-cho rằng, Quốc hội cần bổ sung thêm nội dung liên quan đến tài sản bảo đảm cũng như tăng việc bảo vệ quyền lợi của bên cho vay vào Luật Dân sự. Với riêng Ngân hàng Nhà nước, sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp ổn định thị trường tiền tệ; củng cố cơ sở dữ liệu của trung tâm thông tin tín dụng quốc gia cả về độ sâu và tính chính xác của cơ sở dữ liệu làm cơ sở cho hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ, hoạt động ngân hàng cũng như cung cấp thông tin cần thiết cho các tổ chức tín dụng trong việc phòng ngừa rủi ro tín dụng…

Thanh Ngọc (Năng lượng Mới)