Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Thế và lực của dầu khí - Góc nhìn chuyên gia

13:00 | 02/04/2019

757 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Ngành Dầu khí đang đối mặt với rất nhiều khó khăn: trữ lượng dầu suy giảm; cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt; giá dầu ở mức thấp kéo dài… Trong khi đó, cơ chế quản lý ngành Dầu khí bộc lộ nhiều bất cập, không còn phù hợp thực tiễn…Phóng viên Báo Năng lượng Mới đã có cuộc trao đổi với các chuyên gia kinh tế, luật gia về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo động lực phát triển cho doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) nói chung và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) nói riêng.  

TS Nguyễn Minh Phong - chuyên gia kinh tế: Cần cái nhìn khách quan, công bằng với ngành Dầu khí

PV: Thưa tiến sĩ, ông nhận định như thế nào về những khó khăn mà ngành Dầu khí nói chung, PVN nói riêng đang phải đối mặt?

the va luc cua dau khi goc nhin chuyen gia

TS Nguyễn Minh Phong: Dầu khí là một trong những ngành kinh tế trụ cột của quốc gia, giữ vai trò quan trọng trong tổng thu của ngân sách. Có thời kỳ ngành Dầu khí đóng góp khoảng 20-25%, tức 1/4 ngân sách Nhà nước. Ngoài ra, ngành Dầu khí còn có vai trò quan trọng trong vấn đề bảo đảm an ninh năng lượng và cân đối vĩ mô, góp phần quan trọng bảo đảm an ninh quốc gia trên biển và đối ngoại.

Những năm gần đây, mặc dù Việt Nam có trữ lượng dầu khí không nhỏ (vào khoảng 0,3% trữ lượng dầu khí thế giới đã được phát hiện), năng lực khai thác đứng thứ 3 châu Á, thứ 28 trên thế giới, nhưng ngành Dầu khí đang gặp rất nhiều khó khăn, thách thức trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, đó là: Nguy cơ cạn dần trữ lượng theo xu hướng thế giới; phải đi sâu hơn vào công nghệ hóa dầu, thay vì xuất thô; hoạt động theo cơ chế thị trường trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt…

Bên cạnh đó, những vấn đề như quản lý tài chính, quản lý công nghệ... cũng bộc lộ khá nhiều hạn chế. Đặc biệt, việc quản lý các dự án đầu tư ra nước ngoài đang có nhiều bất cập. Hiện nay, dư luận xã hội đang có những ý kiến trái chiều về công tác quản lý của ngành Dầu khí.

PV: Nhắc đến các dự án đầu tư ra nước ngoài của PVN, ông đánh giá thế nào về hoạt động này trong thời gian qua?

TS Nguyễn Minh Phong: Về nguyên tắc, đầu tư ra nước ngoài của bất cứ DN nào cũng rất tốt nếu như được quản lý chặt chẽ và có hiệu quả, vì không chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà cả về chính trị. Những dự án đầu tư ra nước ngoài hiệu quả sẽ tạo được ấn tượng tốt, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm ngược lại Việt Nam.

Việc một số dự án dầu khí của PVN ở nước ngoài thua lỗ trong thời gian qua nên có sự tđánh giá cụ thể về những nguyên nhân cả khách quan và chủ quan. Tuy nhiên, cần phải hiểu nguyên tắc của kinh doanh, lỗ - lãi là chuyện bình thường, đặc biệt với ngành Dầu khí có tính đặc thù, liên quan đến vấn đề tìm kiếm, thăm dò, khai thác vốn rất nhiều rủi ro.

Trong bối cảnh hiện nay, thị trường trong nước và thị trường nước ngoài không còn phân biệt nữa, Luật Đầu tư cũng “mờ” dần ranh giới, nên việc đầu tư ra nước ngoài là bình thường và rất tốt. Ngành Dầu khí đang có sẵn tiềm lực về con người, công nghệ, trong khi nguồn dầu khí khai thác trong nước đang dần khan hiếm thì việc tìm kiếm dự án dầu khí mới ở nước ngoài là việc cần làm.

Việc một số dự án dầu khí của PVN ở nước ngoài thua lỗ trong thời gian qua nên có sự đánh giá cụ thể về những nguyên nhân cả khách quan và chủ quan. Tuy nhiên, cần phải hiểu nguyên tắc của kinh doanh, lỗ - lãi là chuyện bình thường, đặc biệt với ngành Dầu khí có tính đặc thù, liên quan đến vấn đề tìm kiếm, thăm dò, khai thác vốn rất nhiều rủi ro. Dầu khí cũng là ngành chịu tác động lớn từ những biến động của thị trường thế giới, những biến động địa chính trị khó có thể kiểm soát. Với những dự án thua lỗ cần phải phân tách các lý do, đâu là chủ quan, đâu là khách quan, điều gì liên quan đến lợi ích nhóm, hành vi cố tình vi phạm… để “bắt lỗi” chính xác.

PV: Hiện một số dự án trong nước của PVN như Nhà máy Nhiệt điện (NMNĐ) sông Hậu 1, NMNĐ Long Phú 1 và Dự án nâng cấp mở rộng Nhà máy Lọc dầu (NMLD) Dung Quất đang gặp khó về nguồn vốn. Bảo lãnh vốn vay của Chính phủ đang được xem là một giải pháp tối ưu để “gỡ khó”. Theo ông, giải pháp này có khả thi?

TS Nguyễn Minh Phong: Khi Nhà nước bảo lãnh 100% vốn Nhà nước cho DN thì có nghĩa xác định trách nhiệm về trả nợ. Nếu Chính phủ bảo lãnh thì DN mới có thể đi vay. Tuy nhiên, nếu DN không trả được nợ, đương nhiên số nợ này sẽ bị cộng vào nợ công. Như vậy, cần có sự đánh giá hết sức cụ thể, có trách nhiệm về tính khả thi của từng dự án để hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra.

the va luc cua dau khi goc nhin chuyen gia

Các dự án như NMNĐ sông Hậu 1, NMNĐ Long Phú 1 và nâng cấp mở rộng NMLD Dung Quất đều là những dự án đặc biệt quan trọng có tổng mức đầu tư rất lớn, lên đến 1,8-2 tỉ USD, nên việc xem xét nguồn vốn bảo lãnh của Chính phủ cần phải thận trọng. Việc bảo lãnh này không được lạm dụng mà cần có phương án hợp lý, việc thẩm định phải khách quan trên cơ sở Luật Đầu tư công, Luật Quản lý nợ công và những phản biện khác để có quyết định cuối cùng.

PV: Vậy trong bối cảnh này, đâu là giải pháp quan trọng để gỡ khó và tạo động lực cho PVN phát triển, thưa ông?

TS Nguyễn Minh Phong: Xét về hiện tại cũng như tương lai, ngành Dầu khí không thể bị coi nhẹ, bị định kiến một cách cực đoan mà nên có một cái nhìn khách quan ở tầm quốc gia cũng như là sự nhìn nhận một cách công bằng.

Thứ nhất, chúng ta phải tiếp tục ghi nhận vai trò quản lý thành công cũng như triển vọng của ngành Dầu khí nếu được đầu tư tốt và có cơ chế quản lý phù hợp.

Thứ hai, dầu khí không chỉ là kinh tế mà còn liên quan đến an ninh quốc gia, đặc biệt là vấn đề bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải. Cho nên, việc đầu tư cho dầu khí có ý nghĩa như việc đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc gia.

Thứ ba, đó là vấn đề về cơ chế. Hiện nay, cơ chế hạch toán chấp nhận chi phí rủi ro trong tìm kiếm, thăm dò dầu khí chưa có. Các chính sách, công cụ bảo hộ hợp lý trong xu thế toàn cầu hóa như hàng rào kỹ thuật trong lĩnh vực dầu khí chậm ban hành. Cơ chế trích lợi nhuận để tái đầu tư và phát triển đầu tư mới có chủ trương nhưng chưa được cụ thể hóa… Do vậy, cơ chế chính sách cần được cụ thể hóa để vừa đúng chủ trương vừa tạo ra được nguồn lợi tài chính.

Nghị quyết số 41-NQ/TW về định hướng chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035 do Bộ Chính trị ban hành ngày 23-7-2015 là hết sức đúng đắn, hữu ích cho sự phát triển bền vững của ngành Dầu khí. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là sau hơn 3 năm triển khai Nghị quyết 41, việc hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo điều kiện phát triển cho ngành Dầu khí còn chậm. Trong khi đó, tình hình kinh tế - xã hội trong nước và thế giới đã có nhiều thay đổi, Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA), thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt, việc tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí trở nên khó khăn... Vì thế, trong bối cảnh đó, Nghị quyết 41 cần được điều chỉnh để phù hợp với bối cảnh chung, tạo điều kiện thuận lợi hơn đối với hoạt động của ngành Dầu khí.

PV: Để tiếp tục vị trí là “đầu tàu” kinh tế của cả nước, thời gian tới, PVN cần chú trọng đến những vấn đề gì, thưa ông?

TS Nguyễn Minh Phong: Trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước được dự báo còn diễn biến khó lường do ảnh hưởng từ giá dầu thô, ngành Dầu khí cần tiếp tục đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật, cắt giảm tối đa chi phí sản xuất, nâng cao năng suất lao động, sử dụng quỹ phát triển khoa học và công nghệ một cách hiệu quả, triển khai thực hiện lộ trình đổi mới và hiện đại hóa công nghệ trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, chú trọng bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ nhân lực chất lượng cao...

PV: Xin cảm ơn ông!

LS Trương Thanh Đức -Chủ tịch HĐTV Công ty Luật BASICO, Trọng tài viên VIAC: Thị trường luôn mang yếu tố rủi - may

PV: Đầu tư luôn có yếu tố may - rủi, đầu tư ra nước ngoài lại càng khó kiểm soát bởi nhiều yếu tố chi phối. Đặc biệt đối với một ngành đặc thù như dầu khí thì việc đầu tư sẽ có nhiều rủi ro hơn. Ông nhận xét thế nào về thực tế đó?

the va luc cua dau khi goc nhin chuyen gia

LS Trương Thanh Đức: Mọi người cứ thắc mắc, bình luận nhiều về việc DN đầu tư ra nước ngoài thất bại, nhưng điều đó, theo đánh giá của cá nhân tôi là hoàn toàn bình thường. Nhiều DN nước ngoài đầu tư sang nước ta, bỏ hàng tỉ USD cũng phải ngậm ngùi rút lui trong thất bại đó thôi.

Thời gian qua, PVN có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài. Số dự án thua lỗ là phần nhiều, cần có cái nhìn đánh giá khách quan. Từ xưa đến nay, tìm kiếm và khai thác dầu khí là một ngành nghề đặc biệt khó khăn và đầy rủi ro.

Cũng có rất nhiều nhà đầu tư nhìn thấy tiềm năng dầu khí của Việt Nam nên tìm cách “chen chân”, hiện nay, tại Việt Nam có trên 40 công ty dầu mỏ nước ngoài đang đầu tư vào các khâu thượng nguồn, trung nguồn và hạ nguồn. Trong số đó, chỉ có khoảng chục công ty, tập đoàn lớn còn trụ lại ở khâu đầu (thăm dò, khai thác dầu khí).

Đầu tư đi đâu, vấn đề cốt lõi vẫn là thẩm quyền, thủ tục triển khai có đúng, có thất thoát, tham nhũng gì không? Còn đã đi đầu tư ra nước ngoài thì thắng, thua là phải chấp nhận, thậm chí, với dầu khí - một ngành đầu tư rất nhiều rủi ro - có thể là 9 thua - 1 thắng cũng phải chấp nhận. Ví như Tập đoàn Viettel đầu tư ra nước ngoài nhiều dự án, mất hàng tỉ USD cũng là bình thường, phải chấp nhận.

Gần như không ai có thể tính hết mọi chuyện trên thị trường, lúc khởi sự thương vụ đầu tư, kinh doanh thì thị trường đang tốt, rồi đột nhiên thị trường biến động bất thường, không ai có thể lường được. Chất lượng hàng hóa, dịch vụ có thể kiểm soát được, nhưng giá cả thị trường thế giới thì khó có thể kiểm soát. Thị trường luôn mang yếu tố rủi, may.

PV: Nhiều ý kiến cho rằng phải để DNNN thực sự “sống” theo thị trường, chấp nhận những yếu tố rủi, may của thị trường. Tuy nhiên, thực hiện được điều đó không phải dễ. Vậy đâu là nguyên nhân, thưa ông?

LS Trương Thanh Đức: Trước đây, đa số DNNN là DN công ích không vì mục tiêu lợi nhuận. Nhưng Luật DN 2005 đã sửa điều này. Tuy nhiên, mọi người vẫn hiểu mập mờ. Bây giờ không có DN công ích, chỉ có sản phẩm dịch vụ công ích.

Nguyên tắc gốc là người dân và DN được làm tất cả những gì pháp luật không cấm, gồm có 243 ngành nghề. Hãy cho phép DN làm tất cả những gì pháp luật không cấm, nhưng cán bộ, công chức và cơ quan Nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật cho phép, nếu không sẽ xảy ra tình trạng lạm quyền, vô tội vạ.

Có thể thấy, DN phải sản xuất kinh doanh để kiếm lợi nhuận, có tiền rồi mới điều khiển được thị trường. Nhà nước thay vì can thiệp vào thị trường bằng biện pháp hành chính thì cứ để DN kinh doanh hiệu quả có lợi nhuận, đóng thuế, quay trở lại đầu tư vốn vào phát triển DN hoặc công trình sản phẩm, an sinh xã hội thì lúc đó mới điều khiển được thị trường.

Tôi cho rằng, phải để DNNN thực sự “sống” theo thị trường. Hiện nay, DNNN đang bị chi phối quá nhiều. Ví dụ, trước đây PVN chịu sự quản lý trực tiếp từ Bộ Công Thương, nay được bàn giao sang Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại DN. Thực tế, về lý thì đã bàn giao hết rồi nhưng rõ ràng về lĩnh vực quản lý Nhà nước, lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, Bộ Công Thương vẫn có trách nhiệm chính. Chục năm sau nữa, vai trò của Bộ Công Thương vẫn chưa thể chấm dứt tại PVN. Trong khi đó, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại DN vẫn trong giai đoạn tiếp nhận quản lý, với một khối lượng công việc đồ sộ, không dễ gì ngày một ngày hai có thể giải quyết nhiều việc quan trọng cho PVN.

PV: Vậy theo ông đâu là giải pháp cốt lõi để DNNN phát triển thực sự?

LS Trương Thanh Đức: Để DNNN “sống tốt” phải “buông” thực sự. Nên cho DNNN hoạt động như DN tư nhân. Nhà nước nên chỉ đạo về mặt chính sách chứ không biểu quyết và phê duyệt trực tiếp như từ trước đến nay. Nhưng để làm được điều này không hề đơn giản.

Cần phải trở lại nguyên tắc gốc là người dân và DN được làm tất cả những gì pháp luật không cấm, gồm có 243 ngành nghề. Hãy cho phép DN làm tất cả những gì pháp luật không cấm, nhưng cán bộ, công chức và cơ quan Nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật cho phép, nếu không sẽ xảy ra tình trạng lạm quyền, vô tội vạ.

Cần xác định DNNN là DN, hoạt động theo Luật DN. Nếu cứ quy định DNNN phải thế nọ phải thế kia thì không thể nào làm được gì.

Câu chuyện rất lớn là tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi”. Nhà nước chỉ nên đưa ra định hướng, chủ trương vĩ mô chứ không nên đưa kế hoạch triển khai cụ thể. Phương án kinh doanh thì có hàng trăm hàng nghìn, Nhà nước không thể chỉ đạo bao quát từ đánh giá tác động môi trường cho đến lợi nhuận...

Nên cổ phần hóa hết, giảm tối thiểu DNNN thì mới có thể thành công. Chỉ khi đó, Nhà nước mới có thể tập trung vào quản lý tốt các lĩnh vực. Việc cổ phần hóa DNNN rất quan trọng, nhưng trong gần 20 năm qua, tiến trình này vẫn chưa đạt được kết quả như mong đợi. Tính theo số lượng DNNN, số lượng lao động, nguồn lực nói chung… thì mới cổ phần hóa được khoảng 8-10% vốn, nghĩa là chưa được 1/10.

Trường hợp như Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ (PVTEX) là một điển hình của việc DN nỗ lực, tự chủ trong việc xử lý dự án yếu kém. Từ phương án tháo gỡ khó khăn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, PVTEX đã nỗ lực tìm kiếm đối tác để hợp tác sản xuất kinh doanh. Những đối tác là liên danh giữa Tập đoàn An Phát Holdings với Tập đoàn Reliance (Ấn Độ) và Fortrec Chemicals (Singapore) đều có tiềm lực tài chính. Từ một nhà máy được xem là “chết lâm sàng”, đến nay PVTEX đã khởi động trở lại, ký 60 hợp đồng với 20 khách hàng, trong đó có cả khách hàng Nhật Bản, Hàn Quốc.

Có thể khẳng định, PVTEX “sống” chính là nhờ sự dứt khoát, mạnh bạo của cả đội ngũ lãnh đạo, công nhân viên cũng như sự quyết tâm của lãnh đạo PVN, cùng với sự phối hợp hiệu quả của các bộ, ngành liên quan.

PV: Xin cảm ơn luật sư!

Tiến Dũng - Minh Loan