Thế giới làm gì để khống chế khủng hoảng dầu mỏ?
Những bất ổn tại Ai Cập và nguy cơ đóng cửa kênh đào Suez đã làm rung chuyển cả thị trường dầu khí thế giới. Hiện nay, tại Lybia, đất nước giữ 2% tổng sản lượng dầu thế giới, các cuộc nổi dậy và bạo động đã tạo ra không ít lo ngại. Trong khi giá mỗi thùng dầu đã vượt quá 100USD, thế giới lại phải đang chuẩn bị cho một sự biến động giá dầu lớn, thậm chí là một cuộc khủng hoảng thực sự nếu ngành sản xuất dầu ở Arập Xêút hay ở những nơi khác bị ngưng trệ.
Trong những trường hợp như thế này, quân đội và các chính trị gia đang nhanh chóng đưa ra các hướng giải quyết thường thấy, một bên sẽ kêu gọi đẩy mạnh sản xuất trong nước, bên kia tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế. Tuy nhiên, chả phương án nào có thể làm nên điều khác biệt. Năng lượng thay thế rõ ràng là rất tiềm năng nhưng cần phải mất nhiều thập niên trước khi có thể khai thác nguồn năng lượng này với mức độ tương đương nhu cầu hiện nay. Đẩy mạnh sản xuất trong nước lại là một giả thuyết ít khả thi hơn nữa, một lượng cung lớn không thể bảo vệ người tiêu dùng khỏi sự biến động lớn về giá trên thị trường quốc tế và tốc độ nâng cao sản xuất cũng chỉ rất chậm. Rõ ràng là hai giải pháp này không hiệu quả cho lắm nhưng chúng ta cần những sáng kiến để khống chế cơn khủng hoảng ngay bây giờ.
Phải bắt đầu từ một sự quản lý phù hợp với chiến lược tích trữ dầu. Các chiến lược này có thể giảm bớt sự bất ổn toàn cầu: nếu nguồn cung giảm hoặc nếu đường giao thông bị gián đoạn, nguồn dự trữ dầu sẽ được trích ra thể xoa dịu thị trường quốc tế. Tuy nhiên, rất khó để xác định thời điểm nào sử dụng lượng dầu này là hợp lý. Tình hình hiện nay chưa cần thiết để áp dụng điều này, ngay cả khi giám đốc Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã trấn an thị trường bằng cách nêu rõ rằng, các kho dự trự có thể được huy động khi cần thiết. Nếu biến động lan sang Arập Xêút, phương án này sẽ rất hữu dụng. Trong khi đó, các chính sách phòng hờ trường hợp biến động suy giảm vẫn chưa rõ ràng.
Nếu lượng dầu do Arập Xêút Giả sụt giảm sẽ gây ra một cú sốc đáng kể cho thị trường thế giới. Nguy cơ bạo động từ các nước Trung Đông và Bắc Phi lan đến Arập Xêút là rất thấp nhưng cần tính đến mọi khả năng cũng như mức độ ảnh hưởng khi tình hình trở nên xấu đi. Tình trạng bất ổn liên tục diễn ra ở Bahrein nên nguy cơ biến động lan sang nước láng giềng này cũng tăng cao. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu sau Lybia, đến lượt Algeria, đất nước cung cấp cho thị trường 2 triệu thùng dầu mỗi ngày, cũng ngưng sản xuất? Để phòng tránh hỗn loạn trên thị trường, IEA cần nêu rõ khả năng cung ứng của kho dự trữ dầu.
Các nước tiêu thụ dầu nhiều nhất phải nỗ lực gấp đôi để kêu gọi Trung Quốc và Ấn Độ gia nhập hệ thống huy động dữ trữ toàn cầu vì kho dự trữ của mỗi quốc gia đều hoạt động độc lập và không thể một mình giảm thiểu tình hình biến động giá. Các nước phương Tây đều phối hợp với các nước láng giềng thông qua tổ chức IEA để khống chế tình hình. Nếu trường hợp châu Á gặp khó khăn về lượng cung dầu thì không ai khác mà là chính châu Á phải khắc phục khó khăn của chính mình. Không ai biết chính xác liệu các nhà cầm quyền Trung Quốc sẽ làm gì trước tình hình biến động ở Trung Đông, phản ứng của họ sẽ ra sao nếu giá dầu tăng cao, họ sẽ làm thế nào để tránh việc nguồn cung cấp dầu cho Trung Quốc bị gián đoạn, tất cả vẫn không thể đoán trước được.
Những nỗ lực để kêu gọi Trung Quốc và Ấn Độ gia nhập quỹ dự trữ toàn cầu hiện đang gặp trở ngại vì không nước nào trong hai nước này là thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OCDE). Để trở thành thành viên của tổ chức này, hai nước nói trên phải thể hiện được sự minh bạch của thị trường dầu trong nước. Trong khi đó, điều quan trọng là bắt tay vào thực hiện hệ thống phối hợp mới dựa trên những quy tắc cơ bản của sự hình thành và sử dụng quỹ dự trữ dầu, giải pháp nhận được sự đồng thuận lớn và sự hỗ trợ của G20. Công tác quản lý kho dự trữ dầu cần phải được phân chia công việc một cách rõ ràng, minh bạch, thế nhưng Trung Quốc lại không đảm bảo được yêu cầu này.
Thêm vào đó, một khuôn khổ mới của sự đầu cơ trên thị trường dầu mỏ cũng rất cần thiết. G20 hiện đang rà soát các quy định về đầu cơ sau việc bùng nổ giá dầu năm 2008. Khi ấy, giá một thùng dầu vượt mức 147USD, tuy nhiên, nguyên nhân khi ấy là do các yếu tố kinh tế (đặc biệt, do lượng cầu của Trung Quốc tăng đột biến) chứ không phải do các yếu tố địa chính trị như hiện nay, đó là sự biến động chính trị tại các nước xuất khẩu dầu mỏ. Một cách hợp lý, có thể áp dụng các giải pháp đưa ra cho những cuộc khủng hoảng tương tự nhau. Tuy nhiên, trong trường hợp xảy ra gián đoạn sản xuất ở Arập Xêút hay ở Iraq, sự đầu cơ lại mang một bản chất khác. Các nhà đầu tư đang tìm cách đối phó với tình hình chính trị biến động không ngừng, chứ không phải với những biến động kinh tế. Nếu đầu cơ là lành mạnh, trong một số hoàn cảnh nào đó, hành động này có thể sẽ làm thị trường biến động trầm trọng hơn, các thương nhân sẽ đổ xô đi mua dầu. Do đó, cần phải thật sáng suốt khi quản lý các nguồn dự trữ mới này và sử dụng chúng trong những thời điểm căng thẳng về chính trị dâng cao và hơn nữa, để có thể chuẩn bị khi cần thiết.
Không giải pháp nào trong những giải pháp kể trên có thể dẫn đến sự chuyển biến dài hạn trong ngành năng lượng toàn cầu. Tuy nhiên, cần nghĩ đến những giải pháp ngắn hạn để đối phó với tình hình hiện nay. Chúng ta vẫn chưa biết làm cách nào để nền kinh tế mới toàn cầu hoá có thể đối mặt với một đợt biến động đầy khó khăn và mang tính địa chính trị như hiện nay. Chúng ta cần phải tự chuẩn bị nếu không muốn tốn một khoản tiền lớn.
Giang Khuê (Tổng hợp)
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng
-
Dự án Luật Điện lực (sửa đổi): Cần cụ thể hóa các chính sách cải cách giá điện
-
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét thông qua 15 luật và 13 dự án luật
-
Kỷ luật 2 nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng
-
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3