Thấy gì từ thương vụ "thổi bay" 17 tỷ USD trái phiếu Credit Suisse?
Tác động từ thương vụ UBS mua Credit Suisse vẫn còn gây nhiều tranh cãi |
Chính phủ Thụy Sĩ đã bị các trái chủ và cơ quan quản lý quốc tế chỉ trích vì đã "đạo diễn" thương vụ Ngân hàng UBS mua lại Credit Suisse trị giá 3,2 tỷ USD.
Mâu thuẫn lớn nhất nằm ở chỗ hơn 17 tỷ giá trị trái phiếu cấp 1 bổ sung (AT1) đã bị bút toán về 0 như một phần của thỏa thuận, dẫn đến thiệt hại to lớn cho các trái chủ của Credit Suisse và tác động lớn lên thị trường trái phiếu toàn cầu.
Trong khi các trái chủ mất hết tài sản, các cổ đông của Credit Suisse sẽ nhận được 1 cổ phiếu UBS để đổi lấy 22,48 cổ phiếu Credit Suisse (tương ứng với tổng cộng 3,23 tỷ USD), bất chấp việc trái phiếu AT1 theo truyền thống đứng trên cổ phiếu trong hệ thống phân cấp ngân hàng.
Quyết định này đã gây ra một làn sóng chấn động khắp các thị trường vốn đã khó khăn khi các nhà đầu tư vào trái phiếu AT1 ở trên thế giới lo sợ rằng họ cũng có thể chịu kịch bản tương tự.
AT1 do các ngân hàng châu Âu khác phát hành đã giảm khoảng 10 điểm vào sáng ngày 20/3, theo dữ liệu của Tradeweb.
"Thật ngạc nhiên và khó hiểu khi chính phủ Thụy Sỹ có thể đảo ngược thứ bậc giữa những người nắm giữ AT1 và các cổ đông. Việc này đã đi ngược lại tất cả các nguyên tắc và quy tắc giải quyết đã được thống nhất quốc tế sau năm 2008", ông Jerome Legras, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tại Axiom Alternative Investments, cũng là một nhà đầu tư vào AT1 của Credit Suisse, cho biết.
AT1 được thiết kế để tăng vùng đệm an toàn cho các ngân hàng bằng cách chuyển đổi thành vốn chủ sở hữu cho các nhà đầu tư khi các ngân hàng gặp khó khăn. Động lực cho họ chấp nhận rủi ro cao là mức lãi suất rất hấp dẫn so với trái phiếu thông thường.
Các nhà đầu tư lo ngại đây sẽ là một tiền lệ xấu và đẩy chi phí nợ AT1 lên cao trong tương lai. “Sẽ cần phải có thêm phí bảo hiểm cho những chứng khoán đó, ít nhất là trong môi trường hiện tại”, ông Jerry del Missier, giám đốc đầu tư tại Copper Street Capital, cho biết, đồng thời nói thêm rằng sự đảo ngược hệ thống ưu tiên sẽ càng khiến vấn đề “mất niềm tin” trầm trọng hơn.
Các chuyên gia khác thậm chí lo sợ một tác động rộng hơn, thậm chí có thể dẫn đến sự sụp đổ của thị trường AT1 trị giá khoảng 275 tỷ USD trên toàn cầu.
Chưa kể, chi phí huy động trái phiếu gia tăng trên toàn cầu cộng với lãi suất cao của FED và các ngân hàng châu Âu sẽ đẩy nền kinh tế thế giới đi vào suy thoái nhanh hơn.
Ông Charles-Henry Monchau, Giám đốc đầu tư của Syz Bank, lập luận sự việc này sẽ đặt ra câu hỏi về giá trị thực của trái phiếu chuyển đổi dự phòng và tạo ra rủi ro lây lan.
Liệu thị trường trái phiếu AT1 toàn cầu có sụp đổ sau vụ việc này? |
Dù vậy, vụ việc này nhiều khả năng sẽ không gây ra những tác động sụp đổ mang tính dây chuyền như trong quá khứ.
Thứ nhất, theo các chuyên gia, vấn đề của Credit Suisse nằm ở sai lầm trong bản thân ngân hàng. Trong quá khứ đã từng có các vụ “cháy tài khoản” kinh điển như Greensill Capital hay Archegos Capital Management, nhưng tài sản của Credit Suisse có uy tín và tính thanh khoản cao hơn nhiều. Điều này khác với khủng hoảng 2008 bắt nguồn từ sự sụp đổ của bong bóng bất động sản toàn cầu.
Thứ hai, vụ việc thậm chí có thể giúp làm giảm sự hưng phấn đối với các tài sản rủi ro cao trong nền tài chính toàn cầu.
Giám đốc điều hành của Smead Capital Management, ông Cole Smead, cho biết lãi suất tăng từ các ngân hàng trung ương sẽ giúp những người cho vay “bớt sử dụng thiếu suy nghĩ đối với tài sản của họ.”
Báo cáo mới của ngân hàng Goldman Sachs cho biết thỏa thuận nói trên đem lại sự “rõ ràng” và giảm thiểu rủi ro theo sau, bất chấp đây là khoản lỗ lớn nhất của các nhà đầu tư AT1 kể từ khi nó ra đời. Điều này có thể hạn chế sự hấp dẫn của loại tài sản AT1 và giúp hạn chế sự lây lan rủi ro trong hệ thống ngân hàng này.
Credit Suisse khủng hoảng, cổ phiếu chạm đáy |
Credit Suisse nhận được "phao cứu sinh" |
Thị trường chứng khoán thế giới ngày 17/3: Chứng khoán tăng điểm khi ngân hàng First Republic được giải cứu |
-
Tin tức kinh tế ngày 23/11: Thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 507 tỷ USD
-
Cần tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp nhà nước phát triển
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 18/11 - 23/11
-
Vì sao tập đoàn Saudi Aramco đi vay thêm nợ?
-
Giá dầu hôm nay (23/11): Dầu thô tăng trong phiên