Thanh tra đột xuất việc xả thải gây ô nhiễm kênh Bắc Hưng Hải
Bệnh viện Đa khoa Hải Dương bị phạt 200 triệu đồng vì xả thải trái phép |
Phạt Công ty TNHH AOCC Việt Nam hơn 400 triệu đồng vì tái diễn xả thải |
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), thời gian qua, cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều cơ sở xả nước thải không qua xử lý ra kênh Bắc Hưng Hải và được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Bộ TN&MT đã có văn bản đề nghị tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội chỉ đạo Sở TN&MT, các sở ngành và UBND cấp huyện có liên quan phối hợp chặt chẽ với đoàn thanh tra của Tổng cục Môi trường thanh kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn các địa phương.
Đồng thời, đề nghị UBND các tỉnh, thành phố giao Sở TN&MT chủ trì, phối hợp với lực lượng Cảnh sát môi trường và các sở ngành, UBND cấp huyện liên quan thanh tra đột xuất các đối tượng có hoạt động xả thải ra kênh Bắc Hưng Hải (trừ các đối tượng đã được Bộ TN&MT). Kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tổng hợp kết quả và báo cáo về Bộ TN&MT.
Trước đó, ngày 20/3, lực lượng chức năng đã bắt quả tang Công ty TNHH Lý Thành Long (Hà Nội) có hành vi xả nước thải chưa qua xử lý vào hệ thống công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải.
Việc xả thải không qua xử lý ra kênh Bắc Hưng Hải gây bức xúc dư luận suốt thời gian qua. |
Đoàn kiểm tra đã phát hiện doanh nghiệp chuyên làm nghề giặt mài này chưa có giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi. Các chế phẩm dùng trong ngành dệt nhuộm, như: axit, enzym được đơn vị này sử dụng và xả thẳng ra môi trường.
Đầu tháng 4/2018, Tổng cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Cục Cảnh sát Phòng, chống tội phạm về Môi trường (Bộ Công an) tiếp tục bắt quả tang Công ty giặt mài Quốc tế (Hưng Yên) có hành vi xả nước thải ra kênh thủy lợi của hệ thống sông Bắc Hưng Hải gây ô nhiễm môi trường. Nước thải có màu xanh đen đặc, sủi nhiều bọt theo đường ống chính của công ty chảy thẳng ra hệ thống kênh Bắc Hưng Hải, làm cho nguồn nước bị ô nhiễm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và sinh hoạt của người dân.
Thống kê của Sở TN&MT Hưng Yên cho thấy, chỉ riêng trên địa bàn địa phương này đã có hơn 30 doanh nghiệp đang hoạt động xả nước thải ra hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải. Trong đó phần lớn là các doanh nghiệp dệt may, chế biến thực phẩm, sản xuất thép... thường xuyên xả thải gây ô nhiễm trầm trọng nguồn nước.
Đáng chú ý, nhiều doanh nghiệp xả thải vượt quy chuẩn cho phép và tái vi phạm nhiều lần. Điển hình như Công ty CP Sản xuất và Xuất nhập khẩu Phương Đông, Công ty TNHH AOCC Việt Nam, Công ty TNHH TOKO Việt Nam... Các doanh nghiệp này đã bị cơ quan chức năng phát hiện và xử phạt từ 100 đến hơn 800 triệu đồng vì hàng loạt sai phạm gây ô nhiễm môi trường.
Kênh thủy lợi Bắc Hưng Hải chảy qua 4 địa phương là Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh và Hải Dương. Thời gian qua vẫn chưa có cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nào lên tiếng về tình trạng ô nhiễm tại đây. Trong khi, hàng nghìn hộ dân ven kênh thuỷ lợi này hàng ngày, hàng giờ phải chung sống với nguồn nước ô nhiễm.
DT
-
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm được bổ nhiệm giữ chức Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam
-
Luật sư Trương Anh Tú: Dự thảo luật về hoàn thuế GTGT phải đảm bảo công bằng cho doanh nghiệp
-
Quốc hội thẩm tra Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030
-
Nhiều đại biểu tán thành việc đưa phân bón vào đối tượng chịu thuế GTGT 5%
-
UAE muốn xây dựng trung tâm trung chuyển, dự trữ các sản phẩm dầu mỏ tại Việt Nam