Tàu Trung Quốc rời khu vực căng thẳng với Malaysia
Địa chất Hải dương 8 hồi tháng 4 tới khu vực phía nam Biển Đông khảo sát, gần vị trí hoạt động của tàu khoan West Capella do công ty dầu khí Petronas của Malaysia thuê. Tàu khoan West Capella rời khu vực hôm 12/5 sau khi hoàn thành công việc theo kế hoạch, hãng sở hữu con tàu cho biết.
Tàu Địa chất Hải dương 8 hôm nay cũng di chuyển khỏi khu vực khảo sát, hướng về Trung Quốc và được ít nhất hai tàu của nước này hộ tống, theo trang web chuyên theo dõi tàu Marine Traffic. Dữ liệu trong một tháng qua cho thấy con tàu đã di chuyển theo dạng đan chéo, kiểu di chuyển khi thực hiện hoạt động khảo sát, giống lần xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa Việt Nam ở phía nam Biển Đông năm ngoái.
Bộ Ngoại giao Malaysia chưa bình luận về thông tin. Trước đó, Malaysia kêu gọi giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình.
Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) của Mỹ cho biết căng thẳng giữa Trung Quốc và Malaysia đã diễn ra trong nhiều tháng và West Capella gần đây thường xuyên bị các tàu Trung Quốc quấy nhiễu. Tuy nhiên, Bắc Kinh phủ nhận cáo buộc, nói rằng tàu Địa chất Hải dương 8 đang tiến hành "các hoạt động thông thường".
Mỹ cáo buộc Trung Quốc lợi dụng các nước đang mất tập trung vì Covid-19 "để mở rộng yêu sách bất hợp pháp ở Biển Đông". Mỹ kêu gọi Trung Quốc ngừng "hành vi bắt nạt". Chiến hạm Mỹ và Australia ngày 7/5 tổ chức tập trận chung ở Biển Đông, gần vị trí tàu khoan West Capella.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng ngày 14/4 cho biết Việt Nam theo dõi sát tình hình ở Biển Đông. "Việt Nam đề nghị các nước tuân thủ quy định liên quan của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, luật pháp quốc tế trong các hoạt động của mình và đóng góp vào hoà bình, ổn định, hợp tác ở Biển Đông", bà Hằng nói.
Trung Quốc gần đây thực hiện một loạt hoạt động gây hấn ở Biển Đông trong bối cảnh các nước tập trung đối phó với Covid-19. Bắc Kinh điều tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, sau đó bám sát tàu khoan của Malaysia. Tàu Trung Quốc cũng đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam. Bắc Kinh đơn phương tuyên bố thành lập các đơn vị hành chính ở Biển Đông, đặt tên cho các thực thể và cấm đánh bắt cá. Việt Nam và các nước kiên quyết phản đối các hành động phi pháp này của Trung Quốc.
Theo VNE
-
Hệ quả từ sự phát triển quá nóng của năng lượng mặt trời ở Trung Quốc
-
Trung Quốc củng cố an ninh năng lượng như thế nào?
-
Thăm dò dầu khí của Petronas ở Biển Đông: Những thách thức về địa chính trị và năng lượng
-
Khi nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc chạm đỉnh: Thị trường thế giới sẽ ra sao?
-
Điều gì xảy ra nếu Trung Quốc không còn nhập khẩu dầu Iran?
-
Dự án Luật Điện lực (sửa đổi): Cần cụ thể hóa các chính sách cải cách giá điện
-
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét thông qua 15 luật và 13 dự án luật
-
Kỷ luật 2 nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng
-
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo