Tăng cường tích hợp năng lượng tái tạo vào hệ thống điện
Lễ ký kết có sự tham gia của ông Nguyễn Phong Điền - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa, ông Nguyễn Huy Phương - Viện trưởng Viện Điện, ông Sven Ernedal - Giám đốc Dự án EVEF, ông Jesus Lavina - Phó Trưởng Ban hợp tác, Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam và ông Sebastian Paust - Bí thư thứ nhất, Trưởng phòng Hợp tác Phát triển, Đại sứ quán Đức tại Việt Nam.
Đại diện lãnh đạo EVEF và VSEE ký kết triển khai gói kỹ thuật tăng cường tích hợp năng lượng tái tạo vào hệ thống điện. |
Gói hỗ trợ kỹ thuật thuộc tiểu hợp phần 1B của Dự án EVEF, hướng tới tăng cường năng lực đào tạo của giảng viên Viện Điện trong việc xây dựng và giảng dạy các bộ môn về Năng lượng tái tạo (NLTT) và Hiệu quả năng lượng (HQNL), qua đó cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường năng lượng tái tạo tại Việt Nam. Dự án cũng mong muốn nâng cao nhận thức của sinh viên Viện Điện - Đại học Bách khoa về NLTT và HQNL thông qua các hoạt động xây dựng mạng lưới và hướng nghiệp.
Các hoạt động dự kiến được thực hiện trong dự án bao gồm: Đào tạo cho giảng viên và sinh viên Viện Điện, các khóa tập huấn tập trung về NLTT, hội chợ hướng nghiệp về NLTT và HQNL cho sinh viên và sinh viên sắp tốt nghiệp, các đợt đào tạo thực địa về NLTT cho giảng viên và sinh viên Viện Điện. Các giảng viên của Viện Điện và các trường đại học đối tác sẽ được nâng cao kiến thức và kỹ năng thông qua các khóa tập huấn và đào tạo của dự án. Một mạng lưới các trường đại học, viện nghiên cứu và các bên liên quan thuộc khu vực tư nhân dự kiến sẽ được thành lập để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu về NLTT cũng như nâng cao sự tương đồng giữa kiến thức và kỹ năng được đào tạo bởi các cơ sở giáo dục với nhu cầu thực tế của thị trường NLTT.
Thông qua các khóa đào tạo và chuyến đi thực địa, dự án sẽ nâng cao kiến thức, kĩ năng cũng như sự quan tâm của sinh viên với cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực NLTT và HQNL. Dự án sẽ được thực hiện từ tháng 10/2020 đến tháng 9/2021.
Thành lập vào năm 1956, trường Đại học Bách khoa Hà Nội là một trong những trường đại học lâu đời và lớn nhất tại Việt Nam. Viện Điện thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội là một trong những cơ sở hàng đầu cung cấp những sinh viên tốt nghiệp có chứng chỉ và năng lực cho ngành điện trong 65 năm qua từ khi ngành điện Việt Nam mới phát triển.
Để thích ứng với những thay đổi mới của ngành năng lượng, Viện Điện đang phát triển các môn học mới như lưới điện thông minh, tích hợp năng lượng tái tạo, năng lượng tái tạo, điều khiển hệ thống năng lượng tái tạo để đưa vào giảng dạy trong những năm học sắp tới. Để theo kịp những thay đổi này, năng lực giảng dạy và đào tạo của Viện Điện cũng cần được nâng cao để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Dự án Hỗ trợ kỹ thuật ngành Năng lượng Việt Nam - EU đồng tài trợ bởi Liên minh châu Âu (EU) và Bộ Phát triển và Hợp tác Kinh tế CHLB Đức (BMZ), do Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) triển khai dưới sự phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương. Dự án hướng tới góp phần tăng cường sự quản lý nhà nước trong ngành năng lượng nhằm thúc đẩy một bước tiến sang lộ trình phát triển năng lượng bền vững hơn ở Việt Nam. Dự án này cũng sẽ góp phần thực hiện khung pháp lý cần thiết để Việt Nam đạt được các cam kết của mình đối với việc giảm phát thải khí nhà kính có liên quan đến các hoạt động năng lượng trong bối cảnh các Đóng góp do Quốc gia Tự quyết định của Việt Nam (NDCs). Dự án sẽ được thực hiện từ tháng 10/2020 đến tháng 9/2021. |
Thành Công
-
Thúc đẩy chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero
-
17 doanh nghiệp Anh trong chuỗi cung ứng điện gió ngoài khơi tìm cơ hội hợp tác ở Việt Nam
-
Chiến lược giúp Trung Quốc trở thành số 1 về năng lượng gió và mặt trời
-
VOOWESS 2024: Hội nghị quốc tế về lưu trữ năng lượng và điện gió ngoài khơi
-
Sửa đổi Luật Điện lực: Yêu cầu xuất phát từ thực tiễn
-
Bài 2: Cần xây dựng khung pháp lý mạnh mẽ, rõ ràng và vững chắc cho phát triển điện gió ngoài khơi
-
Bài 1: Việt Nam có thể trở thành trung tâm chuỗi cung ứng cho điện gió ngoài khơi tại châu Á - Thái Bình Dương
-
Tìm giải pháp thúc đẩy phát triển ngành năng lượng Việt Nam
-
Emirates sử dụng 37% năng lượng sạch để vận hành trung tâm kỹ thuật
-
Tạo cơ chế đột phá cho phát triển điện gió ngoài khơi