Tận dụng cơ hội, mở cửa du lịch
Ông Nguyễn Trùng Khánh - Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch: Lộ trình đón khách quốc tế
Về lộ trình mở cửa, đón khách quốc tế, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đang triển khai theo chỉ đạo của Chính phủ. Dự kiến tháng 11-2021, Phú Quốc sẽ đón khách quốc tế.
Khách du lịch quốc tế vào Việt Nam phải có “hộ chiếu vắc-xin”, test PCR..., đồng thời tham gia du lịch trọn gói với các chuyến bay charter đến Việt Nam.
Việt Nam sẽ ưu tiên đón khách quốc tế ở những thị trường có độ an toàn cao về phòng chống dịch Covid-19 |
Chúng tôi đề xuất ưu tiên đón khách quốc tế ở những thị trường tiềm năng và có độ an toàn cao về phòng, chống dịch Covid-19 như thị trường Đông Bắc Á, châu Âu, Hoa Kỳ, Trung Đông, châu Úc...
Đến thời điểm này, Phú Quốc đã hoàn thành việc tiêm vắc-xin mũi 1 cho tất cả người dân và người lao động trên 18 tuổi. Phú Quốc có kế hoạch tiêm mũi 2 từ tháng 10. Hy vọng với sự nỗ lực của tỉnh Kiên Giang và các bộ, ngành liên quan, khách du lịch quốc tế tham gia chương trình thí điểm này sẽ có trải nghiệm tốt.
Về du lịch nội địa, đến thời điểm này, nhiều địa phương kiểm soát dịch tốt đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, góp phần mở lại các hoạt động kinh tế, trong đó có du lịch. Chúng tôi cho rằng, việc mở cửa đón khách quốc tế cũng như khách nội địa sẽ được các địa phương triển khai nhanh chóng.
Tận dụng cơ hội, mở cửa du lịch |
Ông Vũ Thế Bình - Phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam: Mở cửa là con đường duy nhất
Chúng ta cũng đã “chiến đấu” với Covid-19 và đã có những bài học, kinh nghiệm được rút ra về quản lý, điều hành doanh nghiệp, để các doanh nghiệp xem xét việc chuyển đổi như thế nào phù hợp với “bình thường mới”.
Sắp tới, hội chợ VITM của Hiệp hội Du lịch lấy chủ đề là “Bình thường mới, cơ hội mới”, nghĩa là chúng ta phải nhìn thấy cơ hội để phát triển trong tình hình mới.
Đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi nhiều thứ, chúng ta không thể mang thứ “cũ” để thích ứng với giai đoạn mới. Hiện nay, người đi du lịch không chỉ mong chờ việc giảm giá mà vấn đề chủ yếu là đi du lịch có an toàn không, có được hưởng thụ giá trị dịch vụ phù hợp tiêu chí mới không, tìm hiểu văn hóa mới, sản phẩm mới như thế nào?
Chúng ta phải có những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất, quan tâm đến sự an toàn dành cho du khách. Chúng tôi mong khách du lịch hiểu rằng, chúng ta đã bước sang một giai đoạn mới và hãy đồng hành cùng với ngành du lịch.
Tôi nghĩ rằng việc mở cửa thị trường quốc tế là con đường duy nhất để khôi phục du lịch. Có thể chúng ta làm chậm lại một chút nhưng cái đích vẫn là phải mở cửa cho khách du lịch quốc tế trong thời gian sớm nhất.
Tận dụng cơ hội, mở cửa du lịch |
PGS.TS Phạm Hồng Long - Trưởng khoa Du lịch học, ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội: “Chảy máu” nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực ngành du lịch đang “chảy máu”. Do không có việc làm nên nhân lực du lịch phải tạm dừng hoặc chuyển đổi công việc. Vì vậy, tôi nghĩ Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ nhân lực của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, rất mừng là trong công tác tuyển sinh đầu vào của các trường đào tạo về du lịch vẫn đang có tín hiệu tốt, cho thấy đội ngũ nhân lực trẻ nhìn thấy cơ hội việc làm trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ trong 3-4 năm tới, khi đại dịch Covid-19 được khống chế.
Nhưng, vẫn còn đó câu hỏi: Năm 2022, khi du lịch dần phục hồi và ổn định, liệu chúng ta có thiếu nguồn nhân lực trầm trọng hay không?
Đối với khái niệm du lịch an toàn, rõ ràng, “hộ chiếu vắc-xin” có những ưu điểm như tạo điều kiện đi lại thuận lợi, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho giáo dục và các ngành khác.
Tuy nhiên, thực tế đã và đang có những hạn chế như: Việc phân bổ vắc-xin chưa đồng đều, không phải nơi nào cũng bảo đảm tiêm chủng vắc-xin đạt 70% dân số để người dân đi lại thuận lợi.
Ngoài ra, có những điều liên quan đến quyền của cá nhân, ví dụ khi làm “hộ chiếu vắc-xin”, qua mỗi lần xét duyệt thông tin cá nhân, người làm “hộ chiếu vắc-xin” có thể bị ảnh hưởng. Cũng có lo ngại là “hộ chiếu vắc-xin” thể hiện phân biệt đối xử với những người đã tiêm và những người chưa được tiêm vắc-xin.
Ông Hoàng Tuấn Anh - Phó tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Onsen Fuji: Chất lượng nhưng phải an toàn
Chúng tôi đánh giá những yếu tố khó khăn do dịch bệnh là điều doanh nghiệp phải chấp nhận và đối mặt. Với khả năng và điều kiện thực tế của doanh nghiệp, chúng tôi luôn điều chỉnh và kết hợp với những chính sách của chính quyền địa phương để có những quyết định cũng như định hướng phát triển phù hợp với thực tiễn.
Về các biện pháp kích cầu, trong giai đoạn vừa qua, Onsen Fuji rất băn khoăn về việc liệu giá giảm thì chất lượng có giảm không? Vì chúng tôi luôn cam kết chất lượng đi kèm với dịch vụ, bảo đảm sức khỏe và phòng, chống dịch hiệu quả.
Trong quá trình triển khai việc mở lại các hoạt động, Onsen Fuji luôn tìm ra các phương án để làm sao không cần giảm giá nhưng vẫn có thể kết hợp tất cả các dịch vụ cũng như phối hợp tốt với các đối tác.
Trên cơ sở phát huy tính an toàn trong du lịch, Onsen Fuji mong muốn sự phối hợp, đồng hành không chỉ của chính quyền, các doanh nghiệp mà còn từ chính bản thân khách du lịch. Mỗi người hãy đóng góp, chung sức trong việc triển khai mở cửa du lịch thì sẽ bảo đảm được yếu tố an toàn.
Việc mở cửa thị trường quốc tế là con đường duy nhất để khôi phục du lịch. Có thể chúng ta làm chậm lại một chút nhưng cái đích vẫn là phải mở cửa cho khách du lịch quốc tế trong thời gian sớm nhất. |
Xuân Phương
-
Mở ra nhiều cơ hội hợp tác, phát triển du lịch - điện ảnh giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
-
Phát động chương trình bình chọn điểm đến du lịch hấp dẫn TP HCM và 13 tỉnh ĐBCSL
-
Quảng Nam: 8 tháng đầu năm, du lịch đem lại doanh thu hơn 5.580 tỷ đồng
-
Gần 7,6 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong 5 tháng đầu năm
-
Chủ tịch HĐQT Shinec: Kinh doanh tín chỉ carbon như "bán đàn vịt giời"
-
Thiếu hụt khung pháp lý - Rào cản giảm tốc hình thành thị trường carbon
-
[Video] "Sức khỏe" đất trồng trọt
-
Nâng cao vai trò của đội ngũ trí thức trong công tác phổ biến kiến thức khoa học công nghệ
-
Nếu đất khỏe, con người sẽ khỏe, thế hệ sau sẽ khỏe